Mẹ đã đau lòng đến thế nào khi sinh ra gã, mẹ cũng đã khóc quá trời khi từng ngày nhìn gã phải lớn khôn. Thật tâm mẹ muốn gã bé thơ mãi mãi, muốn ở mãi trong vòng tay mẹ. Mà mẹ cũng biết, ừ thì gã có lớn lên đó nhưng tâm hồn gã mãi mãi chẳng lớn lên được tí teo nào đâu.
Lúc còn nhỏ thì không sao, gã cũng không ấn tượng với dáng đi chấm phẩy của mình. Gã chỉ thấy sao vặn vẹo mà đau quá thôi, nhìn gã chập chững tập đi, mẹ gã nhìn gã mà khóc. Mắt mẹ khóc nhưng miệng mà cười, môi mẹ nói rằng, ráng bước đi đi con. Tự mình phải bước đi trên đôi chân của mình dù đôi chân ấy có khập khiễng, mẹ muốn gã hiểu ý nghiã sâu xa đó, nhưng trí óc non nớt của gã "giới hạn" sự hiểu biết mẹ à. Nhưng mẹ an tâm, gã nhủ lòng, vì tim gã biết thổn thức khi nhìn mẹ khóc đấy thôi. Gã yêu mẹ nhất, và mẹ yêu gã nhất!
Khi gã lớn khôn, mà chỉ nói là nói thế thôi, chớ gã chỉ lớn mà chưa khôn ra bao nhiêu. Chẳng sao cả, gã vẫn sống bên cạnh mẹ. Lớn rồi gã cũng thấy sao nhà mình nhiêu đó hà, không có gì thay đổi, nhìn nhà bên cạnh thấy cái gì cũng to. Thắc mắc hoài không biết hỏi ai, đành hỏi mẹ chứ ai. Hỏi lần đầu tiên, duy nhất và từ đó gã chẳng hỏi thêm, vì hỏi rồi gã thấy mẹ khóc. Mẹ còn hỏi gã thích nhà to hay nhà nhỏ, thích cái gì thì nói mẹ mua cho, muốn ăn gì mẹ nấu cho. Sao mẹ cho mà mẹ khóc, sao mẹ nói mẹ cho mà mẹ lại buồn. Không giống như những lần mẹ cho gã gì đó trước đây… Ngây ngô gã hỏi, ngây ngô trả lời, rồi tự cái ngây ngô ấy gã cũng nhận sự khác biệt của mẹ mình và mẹ người ta. Mẹ mình tóc màu trắng, mẹ người ta tóc vàng vàng đen đen. Mẹ mình tay gân cục cục, mẹ người ta tay trắng và có nhiều màu vàng. Mẹ mình ở căn nhà nhỏ, mẹ người ta ở căn nhà to. Mẹ mình phải thức khuya dậy sớm, mẹ người ta cả ngày trong nhà thôi. Mà mẹ người ta thì thương người ta, mẹ mình cũng thương mình, đôi khi gã cũng thấy mẹ người ta thương mình nữa mà. Phải rồi, mẹ của ai người nấy thương, cũng như nhà của ai người nấy ở. Gã cũng có mẹ có nhà, tội gì làm mẹ khóc khi đặt câu hỏi như thế, gã biết mà, hiểu hết mà, chẳng qua gã không có nhiều từ ngữ để diễn đạt thôi. Buồn thật buồn cho kẻ biết suy nghĩ mà lại không thể diễn đạt, chỉ đứng bên rìa mọi thứ vô tình mà thôi.
Là trẻ con thì gã được mẹ chăm lo, lúc ấy tóc mẹ màu đen.
Là người lớn thì gã phải chăm lo lại mẹ, vì tóc mẹ bây giờ màu trắng rồi.
Gã hiểu thế đấy, nhưng làm gì bây giờ, đôi chân khập khiễng, đôi tay khập khiễng… làm gì bây giờ? Đâu đó ở căn nhà to vọng qua lời nhạc "hai bàn tay trắng nghèo xơ xác nghèo...". gã nghe sao hiểu vậy thôi! Gã thấy thương mẹ quá trời quá đất.
Người ta nói ở đời chẳng có chi là đường cùng cả, gã còn có ích. Một lần mẹ bệnh, gã hớt hơ hớt hải bưng bê tô cháo về nhà cho mẹ (Mẹ vẫn bảo gã dại khờ lắm, dại khờ mà biết mẹ bệnh, dại khờ mà biết mẹ cần thuốc, dại khờ mà biết đi mua cháo, dại khờ mà biết chạy thật nhanh về với mẹ sao mẹ!). Nơi gã sống moị người quen nhìn gã rồi, chẳng ai đâu ở không mà chọc với ghẹo, cũng chẳng ai nỡ làm tổn thương gã cả. Vì hễ là con người ai mà chẳng thương chẳng xót những gì thơ dại, bởi thế lần bưng cháo cho mẹ, người ta phát hiện ra gã vẫn còn có ích. Tức là có khả năng lao động kiếm tiền bằng chính sức mình. Từ sau hôm ấy gã thành anh bồi bàn, kêu thế cho nó sang chứ thật ra gã bưng bê hủ tiếu cho hàng hủ tiếu gần nhà thôi.
Bắt đầu bưng bê hủ tiếu và trở thành công việc thường nhật kiến cho gã vui, cho mẹ vui, cho tóc mẹ ít trắng đi một chút, cho mẹ không thở dài xót xa khi nghe câu hát:
Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi
Mồ côi khổ lắm ai ơi..."
Mồ côi thì ai chẳng khổ, nhưng ai cũng biết với gã nỗi khổ ấy lớn lao biết chừng nào. Bây giờ hằng ngày, hai bàn tay gã vui, hai bàn chân gã vui, cái tô hủ tiếu gã bưng chẳng khi nào bị nghiêng dù gã đi nhiều người nhìn theo ái ngại, sợ đổ mất cái tô hủ tiếu. Mà được ăn hủ tiếu hồi hộp nhìn theo từng bước đi của gã đôi khi làm một vài người cho là thú vị, trước cái ăn phải có "sự kích thích" nào đó thì ăn mới ngon. Người ăn hủ tiếu thích gã, gã thì thích bưng hủ tiếu, "cung" và "cầu" thoả mãn nên cả hai cùng khoái chí lẫn nhau.
Vậy là gã sống hạnh phúc bằng cái nghề bưng bê hủ tiếu của mình. Nhưng mà, có một bữa trời mưa, có đứa bé ngồi chờ tô hủ tiếu của gã bưng đến, đứa bé hỏi chớ: "Chú bưng hủ tiếu suốt đời luôn hả chú?". À, nếu có bà mẹ đứa trẻ ở đó hẳn là sẽ la lên "Sao con hỏi vậy với chú, thôi lo ăn đi!" nhưng vì chú bé ngồi một mình và không có mẹ theo kèm, nên nhận được câu trả lời khó nhọc mà cũng khó hiểu từ gã rằng: "Hủ tiếu là cuộc đời!".
Đúng rồi, hủ tiếu đâu có chết bao giờ, hủ tiếu đâu có sợ thất nghiệp, hủ tiếu đâu có sợ người ta quên nó. Hôm nay không hủ tiếu thì ngày mai hủ tiếu, hủ tiếu chẳng biến đi đâu cả, chẳng bao giờ mất cả, ăn để sống là qui luật rồi mà! Gã chọn hủ tiếu là cuộc đời là chọn sự bất diệt trong những ngày sống có ích, ngày nào người ta chẳng ăn để sống, không ăn món này thì ăn món kia. Ngày nào cũng có người ăn hủ tiếu, không phải người này thì cũng là người kia. Đâu có gì khó khăn khi chọn hủ tiếu là cuộc đời đâu, gã ngày nào cũng lao động, lao động nhiệt thành nữa ấy chứ. Phải bưng bê bằng tay nè, đi bằng chân nè, suy nghĩ bằng đầu óc nè, suy nghĩ để giữ cho tô hủ tiếu không nghiêng nè. Đã làm việc hết mình như thế thì không đáng quý sao, không đáng trân trọng sao, không đáng được bù đắp gì đó sao. Gã đã có một cuộc đời sống hết mình trọn vẹn bên hủ tiếu, hơn bao giờ hết, mẹ gã hạnh phúc vì nhìn thấy như thế! Mẹ cứ yên tâm rằng gã biết chọn cuộc đời cho mình như thế mà mấy ai hiểu được.
Một lúc nào đó bạn vô tình có ăn hủ tiếu, hãy thử nhớ đến một gã trai như thế. Để thấy rằng làm một con người rất khó, chọn cho mình một cuộc đời còn khó hơn nhiều. Chọn rồi thì mình phải sống ra sao cho nó chu toàn, cho nó nồng nhiệt, cho cuộc đời mình có ích theo một cách nào đó. Chúng ta tự cho mình quá đầy đủ nhưng đôi khi ta không biết thế nào sống cho nó cảm thấy vừa vặn. Còn với gã, chọn hủ tiếu là cuộc đời dù rằng gã không trọn vẹn nhưng gã đã sống vừa vặn trong cái không trọn vẹn đó biết bao.
Được hết mình chạy tới ngày mai là sung sướng biết bao nhiêu vậy mà mấy ai trong chúng ta có thể làm được…
Hoan hô em đã nhìn cuộc đời bằng đôi mắt nhân hậu ..bằng trái tim ấm áp .Hoan hô cách viết lạc quan không bày tỏ sự thương hại mà vẫn cảm nhận sự ấm nồng chia sẻ .
Trả lờiXóaHoan hô những người biết đứng trên đôi chân mình ...đó mới chính là đôi chân khỏe mạnh
Em làm chị nhớ một cậu bé ở gần nhà chị ngày trước.
Trả lờiXóaMẹ cậu ấy đã không muốn có cậu ngay từ trong trứng nước nên tìm đủ cách để vứt bỏ. Vậy mà ông trời vẫn muốn cậu ấy có mặt trên đời này với một thân hình vặn vẹo, toàn thân cậu không có bộ phận nào là không vặn vẹo.
Vậy mà cậu vẫn bước đi trên đôi chân khập khiễng của mình. Ngày ngày cậu lê khắp phố xá để bán vé số. Bán, chứ không xin. Và ai cũng thương mến, tôn trọng cậu ấy.
Cứ chiều chiều , còn một , hai tờ cậu đem về cho chị.
Chẳng bao giờ chị trúng cả, nhưng vẫn vui lòng lấy giùm cậu.
Vì chị rất cảm phục tính tự lập và lòng tự trọng của cậu ấy lắm.
Cũng như cậu bé bưng hủ tiếu này vậy.
Chị rất ít khi ăn hủ tiếu nhưng sẽ nhớ gã và cả câu chuyện này.
Trả lờiXóaCám ơn entry của em – đầy cảm xúc và tình người!
Cuối tuần vui nha!
@ Chị Gió, Chị Yến, Chị Hương: Hug mỗi chị cái về sự đồng cảm. Câu chuyện hay em được đọc và post lên chia sẻ với cả nhà. Một tấm gương trong cuộc sống. Một nghị lực thật đáng khâm phục.
Trả lờiXóaChúc cả nhà cuối tuần ngập tràn trong yêu thương!
Viết mủi lòng. Cay mắt!
Trả lờiXóaHình như đã ăn hủ tiếu ở cái xe gõ sát vách tường này...hehe.
Tối mai họp nhóm, họp xong gọi Mai qua dắt đi ăn hủ tiếu gõ chỗ này nhá, đi hông?
Trả lờiXóaHủ tiếu gõ vô tư, bao cả xe.
Trả lờiXóacay cay mắt .
Trả lờiXóacậu bé trong cái píc khôi ngô quá .
Một ẻn hay đó nhóc à.Đầy tình người
Trả lờiXóaĐược hết mình chạy tới ngày mai là sung sướng biết bao nhiêu vậy mà mấy ai trong chúng ta có thể làm được…
Đọc còm xong, mắt em cũng cay cay... chắc tại do cái tay :(
Trả lờiXóaCảm ơn chị sự đồng cảm. Cuối tuần thật vui chị nhá! Hug!
Trả lờiXóaMột bài viết trọn vẹn thắm nhân văn! cầu mong mọi điều cho ''bồi bàn'' đã chọn hủ tiếu làm cuộc đời!
Trả lờiXóaMai ngủ dậy , chở 2 nhóc đi ăn Hủ Tíu nàh :))
Trả lờiXóaSửa tiêu đề thành Chữ Hiếu và Cuộc Đời luôn đi chị!
Trả lờiXóaThích câu chuyện này!
Thật đáng trân trọng những con người đầy nghị lực, và mong họ sẽ thành công trên đường đời em hén.
Trả lờiXóaBài viết đầy tình người.
Ăn xong về kể em nghe nhá anh! Chúc cả nhà ngon miệng vào sáng mai nà!
Trả lờiXóaHix, để D viết cái entry theo tiêu đề của T nhá :-P
Trả lờiXóaCảm ơn anh đã chia sẻ. Mong thành công cho tất cả.
Trả lờiXóaĐầy tính nhân văn. Cậu bé rất nghị lực, dù ở bất cứ địa vị hay công việc nào mà có cống hiến cho cuộc đời đều đáng quý cả……
Trả lờiXóaMột cái còm cũng đầy tính nhân văn....
Trả lờiXóaCó phải khi khuyến tật hoặc ở hoàn cảnh đốn khó, con người mới phát triển được khả năng sinh sống, nhân cách của con người không? Còn những người lành lặng, có địa vị cao sang thì lại kiếm cách rút tiả miếng ăn trên xương máu, mồ hôi của kẻ khác!
Trả lờiXóaLại nữa, những người như chúng ta khi gặp những cảnh tượng, dù nghèo hèn lăn lóc kiếm ăn hoặc giàu sang phung phí, có những cảm nghỉ gì và có thể làm gì không? Hay chúng ta chỉ là những người qua đường, đứng bên lề mà phê phán rồi ngoảnh mặt mà đi?
Vậy mà chị tưởng là D viết chứ . Cảm động lắm .
Trả lờiXóacho mot to hu tieu di....
Trả lờiXóaBài viết thật cảm động chị ạ! Chỉ có những người biết vươn lên và biết bước tới phía trước thì mới có thể đứng vững trên đôi chân của mình, phải kg chị?
Trả lờiXóaMột entry hay cuối tuần đó D
Trả lờiXóa:)
Entry hay và cảm động, nhưng sao chị không thích dùng cái từ "gã" chút nào!!!! :)
Trả lờiXóaTừ gã nghe từng nếm trải hơn ha chị..
Trả lờiXóaquả thật hay và ý nghĩa...
Trả lờiXóachuyện buồn quá!
Trả lờiXóaHic hic hic
Trả lờiXóaCuộc đời tôi sao ai lại vẽ lên làm gì
Vẽ lên cho nhiều người ngưỡng mộ anh chứ chi :-P
Trả lờiXóaem ko biet noi sao nua.chi la cay mat thoi
Trả lờiXóa