Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Trung thu - góp nhặt niềm hạnh phúc!

 

Đối  với các em, thế giới luôn màu hồng và tràn ngập những điều mới lạ. Và chúng ta, những người làm anh, làm chị, thậm chí đã làm cha, làm mẹ đang và sẽ  muốn làm một chút gì đó để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các em. “ Trung Thu – góp nhặt niềm hạnh phúcHãy mang đến cho các em một thế giới tràn ngập tiếng cười ” đấy là thông điệp mà VTNA muốn gởi đến các em nhỏ trong dịp Trung Thu này.

“Những đứa trẻ không bao giờ lớn lên”, đó là cụm từ mà  chúng tôi dùng cho 75 em bại não ở cơ sở khuyết tật Thiên Phước – Củ Chi. Không phải đứa trẻ nào từ khi sinh ra cũng được cái may mắn sống trong tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Có rất nhiều em ngay từ khi lọt lòng đã không biết cha mẹ mình là ai, không một người quan tâm chăm sóc, và còn đau lòng hơn khi biết mình mang trong người  một căn bịnh, khi biết mình không còn bình thường như bao đứa trẻ khác. Đó là những đứa trẻ mà VTNA và các anh chị em sẽ đến thăm, vui chơi vào dịp Trung Thu 2011 này.

Chương trình cụ thể:

 

-         Đối tượng: 75 em khuyết tật, bại não, mồ côi tại CS Khuyết Tật Thiên Phước – An Nhơn Tây – Củ Chi

-         Thời gian: 13 giờ  Chủ Nhật, ngày 11/9/2011 ( 14 tháng 8 âm lịch)

-         Địa điểm xuất phát: Nhà Mỹ Diên, 958/88 Lạc Long Quân, Phường 8, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. ( sau lưng siêu thị CMC Lý Thường Kiệt)

-         Giá trị phần quà:

+ Quà cho các em: 70.000đ/em ( sữa, bánh, kẹo, lồng đèn… )

+ Quà trung tâm: 5.000.000đ ( gạo, mì, nhu yếu phẩm và tã giấy cho các em)

-         Tổng kinh phí: 70.000đ/em x 75 em + 5.000.000đ = 10.250.000đ ( Mười triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng chẵn)

-         Phương tiện đi lại: Xe gắn máy

-         Mục đích chương trình: Chia sẻ với các em thiếu may mắn một chút ấm áp tình thương nhằm khích lệ các em sống vui và hòa đồng hơn trong vòng tay luôn mở rộng với các em và anh chị, cô chú trong xã hội.

-         Mỗi người chúng ta, mỗi thành viên của VTNA hãy là một que diêm nhỏ bé để góp vào ngọn lửa yêu thương trong mùa Trung Thu này nhé!

Để chương trình đạt kết quả tốt, VTNA mong rằng các anh chị đăng ký tham gia phải chắc chắn và có mặt đúng giờ.

Chương trình ”Trung Thu – góp nhặt niềm hạnh phúc” sẽ thành công tốt đẹp nếu có sự chung tay, góp sức của tất cả các anh chị và các Quý mạnh thường quân.

Chi tiết liên hệ:

-         Mỹ Diên: 0907.255.348

-         Hồng Nhung: 0907.233.679

Hoặc chuyển vào TK Vietcombank số:042.100.371.2471, chủ TK Nguyễn Thị Mỹ Diên.

  

Ban Tổ Chức

    Trân Trọng 

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Sống ngày nào, vui ngày nấy! Đó là giải thoát !

Tất cả đều là VÔ THƯỜNG

1-Thời gian : Vô Thường

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới Qua một ngày vui một ngày, sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày.

2-Hạnh phúc : Vô Thường


Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

3-Tiền : Vô Thường

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.(Khó lắm !?!?)

4- Đời sống : Vô Thường

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

5-Thê´Gian : Vô Thường


- Tiền bạc là của con ( không chắc lắm)

- Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân:

     1 -Thiên tai,

     2 -Hỏa hoạn,

     3 -Pháp lệnh của vua hay chính quyền tịch thu, quốc hửu hóa,

     4 -Trộm cướp,

     5 -Con cái )

- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
- Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
- Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
- Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

 


Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

- Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
- Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nỗi.


Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

- Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.

Chân lý của Đạo ,thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.


Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).


Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.


Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.


Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.


Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.


Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.


Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.


Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.


Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.


Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.


“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.


Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.


Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.


Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.


Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.


Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.


Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !



Tác Giả: Thieu Vu - Thinh Le

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Mẹ già như chuối chín cây!

Bài viết từ Chị MAI HƯƠNG

Tháng 7 - Mùa Vu Lan báo hiếu, ai cũng mang trong mình thật nhiều cảm xúc khi nghĩ về Mẹ. Nụ cười vui sướng khi bên mình còn Mẹ, giọt nước mắt lặng rơi khi Mẹ đã không còn. Mẹ là vốn quý nhất của đời con, vậy mà, đâu đó vẫn còn nhiều người Mẹ phải sống nhờ vào bàn tay chăm sóc của những người xa lạ...

Một ngày CN đẹp trời, tạm xa TP SG ồn ào, náo nhiệt, cả nhóm chúng tôi lên đường đến với các Cụ ở Mái ấm Suối Tiên (Trảng Bom, Đồng Nai).

 

 

 

Đây là nơi nuôi dưỡng 56 Cụ già neo đơn (trong số này cũng có vài người trên dưới 50 tuổi, nhưng Sơ vẫn gọi chung là Cụ). Khuôn viên mái ấm khá rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ. Các Cụ đa phần không còn người thân thích, hoặc bị bỏ rơi, qui tụ về đây sống nhờ vào bàn tay chăm sóc của các Sơ.

 

Khi chúng tôi đến các Cụ rất vui mừng, một Cụ 91 tuổi đại diện gởi lời cám ơn và còn hát tặng chúng tôi bài hát. 91 tuổi mà trông Cụ còn khá minh mẫn.

 

 

 

Khuôn viên chia làm 3 khu: khu nuôi dưỡng các Cụ còn khỏe mạnh, Khu chăm sóc các Cụ yếu hơn, và Khu dành cho các Cụ sắp về với Chúa (ăn uống, vệ sinh tại chỗ).

 

 

Các Cụ ở Khu nuôi dưỡng:

 

 

 

 

 

 

 

Các Cụ ở khu chăm sóc đặc biệt:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lúc vừa ghé thăm các Cụ ở khu chăm sóc, chợt Chinh nói với tôi “Một bà Cụ ở đây hình như mới đi rồi. Hôm trước ghé thấy Cụ còn ngồi chỗ này”… Tự nhiên tôi thấy lạnh sống lưng, và đúng thật, Cụ vừa về với Chúa được 4 ngày.

 

 

Chúng tôi hỏi thăm và được Sơ cho biết, các Cụ ở đây được chôn cất ở nghĩa trang riêng. Vì Mái ấm này không có đàn ông, nên các Sơ sắm sẵn các xe đẩy để di chuyển cho tiện… Nhìn thấy xe đầy, thấy hòm để sẵn, tôi chợt thấy rùng mình.

 

 

Ở khu “cận kề cái chết” hiện có 2 Cụ đang nằm liệt, chỉ còn da bọc xương, lở loét đầy người. Khi Sơ kéo tấm chăn xuống cho chúng tôi xem, thật sự chúng tôi không thể dằn lòng, ai cũng choáng, không hiểu nổi làm sao các Cụ có thể chịu đựng được sự đau đớn tột cùng đến vậy. Sơ còn nói “sáng nay chúng tôi vừa cắt của Cụ 2 miếng thịt cỡ bằng bàn tay”… Như có dòng điện chạy khắp người, tôi run và gặng hỏi “Sơ dùng kéo cắt sống vậy à? Không có thuốc tê làm sao Cụ chịu cho thấu?”… “Chúng tôi cột tay Cụ lại và dùng kéo cắt, vì thịt lủng lẳng gần rớt ra. Cụ đau quá rồi nên có cắt cũng không còn cảm giác”. Nghe mà quá đau lòng.

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi đã cùng nhau nấu một bữa trưa đạm bạc, nhưng thấm đậm tình người cho các Cụ. Món bò Lagu do bạn Hùng phụ trách được các Cụ gật gù tấm tắc khen ngon. Cụ nào cũng rơm rớm nước mắt “Các cô, các chú tốt quá, cầu Chúa phù hộ cho các cô, các chú luôn bình an”… “Nhờ các cô, các chú mà hôm nay chúng tôi đã cười suốt buổi, rất vui”.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhìn ánh mắt, nụ cười của các Cụ mà chúng tôi ấm lòng. Những cái siết tay, những thủ thỉ trò chuyện mới gần gũi làm sao.   

 

 

 

 

 

 

Giờ ngồi viết những dòng này tôi lại chợt nhớ các Cụ. Nhớ ánh mắt của Cụ nằm ở Khu nặng “Cô này đẹp gái quá à”. Lúc đó tôi đang lặng người, gần rơi nước mắt mà cũng phải bật cười, mọi người ai cũng cười theo, và Cụ cũng mỉm cười... Nhớ ánh mắt của Cụ ở Khu chăm sóc, ráng cố mở to để nhìn thấy tôi (vì mắt Cụ bị mờ) “Cô cúi xuống thấp để tui có thể thể nhìn thấy cô đi. Cám ơn mấy cô nhiều lắm”… tôi lại chảy nước mắt. 

 

 

Không biết nói gì hơn, chúng tôi chỉ xin được cầu nguyện cho các Cụ thật nhiều sức khỏe, bớt đau đớn để an vui những ngày còn lại của tuổi già.

 

 

Xin cám ơn tất cả mọi người. Cám ơn những tấm lòng hảo tâm của các Mạnh thường quân. Cám ơn Thầy Huy, cám ơn các bạn tình nguyện viên đã cùng chung sức giúp cho chuyến đi thành công tốt đẹp!

Một ngày ở Viện dưỡng lão Suối Tiên,

Lại thêm một chuyến đi để lại trong lòng nhiều người khoảng lặng nhỏ giữa bộn bề, tất bật. Tạm gác mọi lo toan của cuộc sống, các anh chị em chúng tôi đã có một ngày nghỉ cuối tuần thật trọn vẹn với chuyến đi đầy ắp tình người. Vượt qua hơn 70km để đến với các Cụ già neo đơn tại nhà Dưỡng lão Suối Tiên – Trảng Bom – Đồng Nai, nơi nương náu của 56 Cụ già đang đùm bọc nhau. Nghịch cảnh đã khiến từng cụ phải rời nhà vào đây sống với những ngày lặng lẽ…

Photobucket Photobucket Photobucket

Có tiếng xe dừng từ ngoài sân, các Cụ nhỏm dậy, bước ra và chờ đợi… Vừa bước xuống xe, nghe Sr bảo: “Các Cụ ơi, có khách tới thăm các Cụ đây”, câu nói chưa kịp dứt các Cụ đã xôn xao cả lên. Các Cụ vui mừng và còn xin Sr được nói lời cảm ơn, và còn hát tặng cả đoàn vài câu vọng cổ. Nhìn các Cụ vui mừng, chúng tôi còn vui mừng hơn thế nữa.

 Photobucket

Một cụ ngồi ghế đá gần cửa đứng lên nhường ghế và bảo: “Mời cô ngồi, sao lâu quá không thấy cô tới”. Tôi chưa biết trả lời thế nào thì Cụ nói tiếp : “Tui cảm ơn các cô chú đã tới thăm, tui vui lắm, ở lại chơi với tui nhé”, tôi nhìn Cụ an ủi :”Hôm nay các anh chị tới thăm Cụ đấy, Cụ có vui không?” Bà cụ nhìn tôi cười, tôi choàng tay ôm nhẹ Cụ và lòng như muốn rưng rưng.

Photobucket 

Các anh chị trong đoàn chia nhau mỗi người một việc, một nhóm phân quà và tới từng phòng tặng quà, thăm hỏi, chia sẻ với các Cụ, nhóm còn lại vào bếp để chuẩn bị cho các Cụ buổi ăn trưa.

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

 

Các anh chị em vào bếp để chuẩn bị bữa trưa cho các Cụ

 Photobucket

Photobucket

Photobucket Photobucket  Photobucket

Tôi đến bên cạnh một chị đang ngồi trên chiếc xe lăn, trông chị gầy và yếu hơn nhiều so với lần trước chúng tôi đến. Vài cụ khác nằm trên giường cũng tỏ ra hết sức vui mừng khi chúng tôi đến thăm. Bất chợt tôi nhìn ra phía hành lang, một Cụ bà ngồi đăm chiêu và như nhìn về xa xăm một phương trời nào đó.

 Photobucket Photobucket Photobucket

Trên từng gương mặt của các Cụ, đâu đó một nỗi buồn không thể gọi tên. Tuy sống nơi đây, có cái ăn, cái mặc nhưng dường như các Cụ vẫn thấy mình cô đơn. Các Cụ mong luôn có người chuyện trò, thăm nom cho vơi bớt nỗi cô đơn trong những ngày còn lại.

 Photobucket Photobucket Photobucket

Hãy xóa tan nỗi cô đơn, hiu quạnh của các Cụ bằng chính trái tim biết yêu thương của chúng ta để cuộc đời này không còn những lời chia sẻ, gởi gắm đến xé lòng thốt lên từ kiếp người cô đơn.

 Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Bước lại vào phòng để gởi lời chào và chia tay các Cụ nhưng lòng chợt se thắt lại. Thực trạng cuộc sống còn quá nhiều người neo đơn không nơi nương tựa, còn biết bao mảnh đời nữa lang thang vất vưởng và ta chưa biết hết??

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Xin thay mặt các Cụ, các thành viên của nhóm VTNA xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của tất cả các anh chị em và quý mạnh thường quân để các Cụ có một ngày Chủ nhật thật nhiều yêu thương và hạnh phúc!

 Photobucket