Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Chương trình MANG ÁNH SÁNG TRI THỨC ĐẾN VỚI CÁC EM

CHƯƠNG TRÌNH ”MANG ÁNH SÁNG TRI THỨC ĐẾN VỚI CÁC EM” CỦA NHÓM VÒNG TAY NHÂN ÁI

Nếu bạn nghĩ cuộc sống hiện tại của mình đang là địa ngục và bạn đang tìm kiếm thiên đường cho riêng mình. Bạn không cần phải tìm nữa, hãy tới những nơi đây, hãy chia sẻ và cùng VTNA đến để thấy được - cuộc sống của bạn đang là thiên đường.

Chương trình “Mang ánh sáng tri thức đến với các em” của Vòng Tay Nhân Ái ( VTNA)  như sau:

Chương trình 1: Ngày 10.7 năm 2011

Đúng 15g, Chủ nhật ngày 10/7/2011 VTNA sẽ đến thăm, tặng quà, tập sách lần 1 cho chị Nga và 2 em: Hồ Minh Tâm ( lớp 7), Hồ Minh Quân ( lớp 4), nhân vật trong bài viết:

 http://tuoithotoi.multiply.com/journal/item/325/325 (Ăn xin nuôi con học hành)

- Kinh phí dự tính: khoảng 3.000.000đ ( gồm tập sách và quà)

- Phương tiện đi lại xe gắn máy.

Chương trình 2: Ngày 17.7 năm 2011

Chủ Nhật, ngày 17/7/2011 VTNA sẽ đến thăm, tặng quà, tập sách và cải thiện bữa ăn trưa cho hơn 60 em mồ côi tại Mái Ấm Kim Chi – Thủ Thừa – Long An.

-         Kinh phí dự tính cho chương trình: 

 + Kinh phí khoảng: 10.000.000đ ( Bao gồm 7.000.000đ mua quà và 3.000.000đ mua tập sách)

 + Cải thiện bữa ăn trưa: 3.000.000đ

Tổng kinh phí dự tính cho chương trình 2: 13.000.000đ ( mười ba triệu đồng chẵn)

-      Phương tiện đi lại và thành viên tham gia

-         Phương tiện đi lại: Xe du lịch

-        Số lượng thành viên tham gia: 15 thành viên

-        Chi phí: 150.000 đ/ thành viên bao gồm: Ăn sáng, ăn trưa, nước uống và tiền xe đi về.

-        Vì số lượng thành viên tham gia có hạn nên VTNA chỉ xác nhận cho những thành viên đăng ký và đóng tiền trước.

-         Các anh chị vui lòng đăng ký tại: http://nhomvongtaynhanai.multiply.com Khi đăng ký, anh chị vui lòng để lại số điện thoại để tiện việc liên lạc .

-        Để bảo mật số điện thoại của mình các anh chị có thể gởi mail theo địa chỉ: nguyenmydien@yahoo.com hoặc  nhắn tin vào số: 0907.255.348 ( Mỹ Diên)

- Thời gian xuất phát: Đúng 6g30  CN ngày 17/07/2011

- Địa điểm tập trung: Sau lưng siêu thị CMC Lý Thường Kiệt ( gần chợ Tân Bình)

 

Chương trình 3: Ngày 23.7.2011 Cùng nhóm anh Hoàng  đến và tặng quà cho các em ở trường Chuyên biệt Cần Thạnh – Cần Giờ.

Chương trình lần này VTNA sẽ kết hợp với nhóm bạn Anh Hoàng ( Blogger King) đến thăm, tặng quà và vui chơi với các em nhỏ khuyết tật, kém may mắn tại trường chuyên biệt Cần Thạnh – Cần Giờ.

Quà gồm: Nhu yếu phẩm và gạo, mì cho trường, quà cho 50 em nhỏ gồm: Sữa, bánh kẹo và đồ dùng học tập.

 

Một bàn tay không thể che nổi cơn mưa, nhưng hàng triệu bàn tay sẽ che được một góc trời giông tố... Chính vì vậy mà VTNA chúng tôi luôn mong muốn được làm nhịp cầu nối nhiều hơn nữa, xa hơn nữa để mỗi một người trong chúng ta có thể chia sẻ được với những mảnh đời khốn khó hơn những niềm vui, niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của mình.

Cùng siết chặt những bàn tay, cùng thắp lên ngọn lửa yêu thương  để xua tan đi bóng tối, để cả họ và chúng ta cùng có những ngày thật ấm áp và hạnh phúc!

-         Để chương trình đạt kết quả tốt, VTNA mong rằng các anh chị đã đăng ký tham gia phải chắc chắn và có mặt đúng giờ.

-          Danh sách thành viên tham gia  ngày 17/7 sẽ được chốt lại khi đủ số lượng và chậm nhất vào ngày 13/07/2011

Chương trình sẽ thành công tốt đẹp nếu có sự chung tay, góp sức của tất cả các anh chị và các Qúy mạnh thường quân.

Chi tiết liên hệ: 

-          Mỹ Diên: 0907.255.348 ( nguyenmydien@yahoo.com ) 

-          Hồng Nhung:0907.233.679 (miximuoi@yahoo.com)  

hoặc chuyển  vào TK Vietcombank số: 042.100.3712471, chủ TK Nguyễn Thị Mỹ Diên, chi nhánh Phú Thọ, TP. Hồ Chí Minh.

Mọi sự đóng góp của anh chị và Quý mạnh thường quân được cập nhật tại: 

http://nhomvongtaynhanai.multiply.com

BAN TỔ CHỨC

 

TRÂN TRỌNG.


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Ăn xin nuôi con học hành

Người mẹ Hồ Thiên Nga với dáng người tiều tụy, hơi thở đứt nghẹn từng cơn, tay chân run lẩy bẩy đi lang thang dọc các nhà thờ, giáo xứ xin lòng thương của mọi người để có tiền nuôi con ăn học. Bởi chị đang mang trong mình căn bệnh tim, bướu cổ, đôi mắt lồi ra, đờ đẫn nên không một nơi nào nhận chị vào làm. Bất đắc dĩ, chị trở thành kẻ hành khất… rày đây mai đó ngửa tay xin, mong “kiếm” được tiền đóng học phí cho con.

 

Đã nhiều lần, chị nghĩ đến cái chết nhưng vì các con còn quá nhỏ chị đành trở thành “kẻ ăn bám” xã hội. Ngày qua ngày, chị Thiên Nga chắc chiu từng đồng bạc lẻ bố thí có được để dành lo học phí, thuốc thang khi đau yếu. Nhưng những đồng tiền xin được có là bao, vào cửa trước là ra cửa sau như gió vào nhà trống.

Cái khổ đeo đẳng

Nụ cười như đã tắt hẳn trên gương mặt của chị Hồ Thiên Nga (sinh năm 1969) khi người cha vô tâm bỏ đi khi ba chị em còn nhỏ. Một vai mẹ chị gồng gánh, chăm lo đàn con. Nhưng với gánh hàng rong trên vai cùng tiếng rao dọc chiều dài khắp hang cùng ngõ hẻm của mẹ không đủ sống. Rồi mẹ chị ngã bệnh, căn nhà ổ chuột bị bán để lo thuốc thang nhưng cũng không đủ. Mẹ mất, ba bỏ đi, nhà cửa cũng không còn, không chốn nương thân. Ba chị em chia tay nhau tìm kế mưu sinh. Chị Nga cùng chị hai (chị Phượng) phụ bán quán cơm, em trai út (Minh Hùng) đi làm công nhân.

Sau khi chị Phượng lập gia đình. Chị Thiên Nga cũng lấy chồng (lúc bấy giờ ngoài 30 tuổi) nhưng không đăng ký kết hôn. Vì thương nhau nên góp gạo nấu cơm chung. Chồng chị cũng làm thợ hồ, giống như công việc của ba chị ngày xưa. Sau gần 3 năm chung sống, người chồng cũng biệt tăm như ba chị ngày xưa trong khi chị đã có một con trai và đang mang thai đứa thứ hai. Vậy là, một thân - bụng mang dạ chửa bòng con rong rủi khắp nơi xin ăn. Tối đến phải ngủ ở mái hiên hoặc sạp chợ. Cuộc sống khổ cực lặng lẽ trôi qua. Đã vậy, vợ chồng chị Phượng qua đời, để lại đứa con trai mười tuổi. Trong cảnh khốn cùng, chị phải gồng gánh, chăm lo ba đứa trẻ. Em trai không có việc làm ổn định cũng chẳng giúp gì cho chị Thiên Nga.

Một nách nuôi ba đứa con, cái nghèo vẫn đeo bám chị Nga. Đi làm thuê không ai mướn vì thấy sức khỏe chị yếu. Chị cứ trăn trở mãi, phải làm gì để nuôi dạy hai đứa con và một cháu nên người. Sức khỏe không có, không ai thuê làm việc, chị đành làm người hành khất dù biết tủi thân và đôi khi thấy thấp hèn. Nhưng vì các con, chị đã bỏ lại đằng sau những mặt cảm mà tìm cái ăn, cái học cho các con.

Xin cơm từ thiện nuôi con

Thấy chị mình vất vả kiếm cái ăn từng ngày, em trai út Minh Hùng tâm sự: “Thấy hàng ngày chị phải dậy từ sớm để đi xin ăn, tôi xót xa lắm… nhưng cũng không thể giúp chị. Sức khỏe tôi cũng yếu. Lương công nhân chỉ 1,3 triệu/tháng. Có tháng ít hàng thì thấp hơn. Tôi chỉ giúp chị thuê nhà trọ (800.000đ/tháng) cho mấy cháu có chổ trú mưa nắng, chứ không thể giúp gì hơn”. Lời tâm sự như nghẹn lại. Biết là Minh Hùng rất thương chị nhưng “lực bất tòng tâm”.

 

 

Biết thông tin ở chùa Bảo Vân (Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh, TP.HCM) có phát cơm chay hàng ngày cho bệnh nhân nghèo đang điều trị ở bệnh viện Ung bướu. Chị lần mò đến đến trình bày gia cảnh để xin cơm về nuôi con. Vậy là, đã hơn bảy năm nay, cứ 3g00 sáng là chị thức dậy, đi bộ gần 9km đến Chùa Bảo Vân, xếp hàng chờ xin cơm chay. Xong, chị lại cuốc bộ ngần ấy quảng đường trở về tổ ấm. Do sức khỏe yếu, đi lại khó khăn nên ngày nào cũng gần 11g00 mới đến nhà trọ (16/21 Phạm Văn Chiêu, P.13, Q.Gò Vấp). Sau đó, chị Nga tranh thủ cho các con ăn để kịp giờ đi học. Thời gian còn lại, chị Nga lại tiếp tục đi xin, đến tối mịt (20g00) mới về. Tối về, mẹ con chia nhau tô mì gói. Những hôm bệnh nặng không đi xin cơm chay nổi thì lại tiếp tục ăn mì.

Dù hoàn cảnh như vậy, chị vẫn phải chạy lo học phí cho con được đến trường bởi chị nghĩ đời chị như đã hết, phải lo cho các con, chỉ có cái chữ mới làm cuộc sống tốt hơn. Bù lại, hai con Hồ Minh Tâm (lớp 7, Trường THCS Tây Sơn), Hồ Minh Quân (lớp 4, Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm) luôn là học sinh giỏi và rất ngoan ngoãn, biết vâng lời. Còn cháu Dương Hồ Vi Đại Thạch cũng đã học lớp 9, trường THCS Lý Tự Trọng. Do biết dì không đủ khả năng lo học hành nên em cũng đã nhiều lần xin nghỉ học, đi làm giúp dì. Nhưng chị Nga không cho nghĩ, bảo rằng lo đến đâu thì hay đến đó, không được bỏ học giữa chừng, học để đổi đời.

Căn bệnh tim và bướu di căn đang hoành hành chị hàng ngày. Không biết chị cầm cự được bao lâu nữa, theo lời chị “bác sĩ đã chê rồi”. Giọng chị nhạt trong tiếng nấc nghẹn ngào.

Hoài Phương

 

Ngày 10/07/2011 VTNA sẽ đến thăm, tặng quà cho gia đình chị Nga cũng như tặng 2 bộ sách, tập vở và hỏi thăm tình hình học phí của 2 em nhỏ để chuẩn bị cho các em một năm học mới có đủ niềm tin viết tiếp ước mơ đến trường của mình.

Chi tiết liên hệ:

- Mỹ Diên: 0907.255.348

 

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Mỗi mảnh đời là một hoàn cảnh.

Nhọc nhằn trên đường mưu sinh

Một cụ già ngoài 80, với số vốn không nhiều, cụ đã chọn cho mình một ” ngành buôn bán” để mưu sinh nơi Sài Thành với mong muốn có tiền lo cho vợ, cho con bị bịnh nơi quê nhà.

Trong cái thời điểm kinh tế ngày một khó khăn, vạn người bán không đến ngàn người mua, cho dù Cụ cố “mua hàng tận gốc” ( lấy ở chợ đầu mối) nhưng cụ vẫn không cạnh tranh lại với các gánh hàng rong khác của những người mưu sinh nơi Sài Thành. Dù trời trưa nắng hay mưa dầm, bên mép cầu Kinh – Thanh Đa luôn có một cụ già ngồi đó, với gánh hàng của mình để nhặt từng đồng lẻ nhàu nát mà lòng đượm nhiều nỗi lo. Lo làm sao bán được hết hàng, lo làm sao cơn mưa chiều đừng vội ào tới… lo làm sao có đủ tiền để mươi ngày, nửa tháng có đủ mang về cho vợ cho con.

 Photobucket

Photobucket Photobucket

Lâu lắm rồi, hôm nay mới có ngày đắt khách. 

Photobucket

Chia sẻ với Cụ những khó khăn

Photobucket 

Những yêu thương bên Cụ

Chia tay Cụ Mười, chúng tôi đến với gia đình Hậu, cậu bé bị bệnh vẩy nến tại Thủ Đức. Trong cái xóm nghèo này, gia đình Hậu thuộc hộ gia đình khó khăn. Ban ngày Ba chạy xe ôm, Mẹ ở nhà lo cho Hậu. Tối đến, sau khi cơm nước gia đình xong, Mẹ Hậu với xấp vé số trên tay lên đường với mong muốn kiếm thêm chút tiền để trang trải cho việc thuốc men của con mình.

Chúng ta thường nói rằng, tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp nhất của mỗi con người. Thế nhưng câu nói này không dành cho Hậu bởi vì từ khi lọt lòng Mẹ, em đã mang trong người căn bệnh bẩm sinh – căn bệnh nan y tới nay vẫn chưa có thuốc để điều trị triệt để. Toàn thân em lúc nào cũng thấy căng tức, nóng rát rồi vài ngày lại nứt bong ra. Những vết nứt trên da lúc nào cũng khiến Hậu đau đớn. Đầu Hậu ngày càng to và hằng ngày em bị cơn đau hành hạ.

 Photobucket Photobucket Photobucket

Những sẻ chia

 Photobucket

Ngoài món bún riêu Hậu còn thích ăn sữa chua 

Photobucket 

Bệnh Hậu hôm nay đã đỡ hơn nhiều

Photobucket 

Các anh chị em cùng nhau chia sẻ chút khó khăn với Hậu để trang trải viện phí

Photobucket 

Các anh chị và Hậu bên căn nhà nhỏ

Mỗi mảnh đời là một hoàn cảnh, một số phận. Ai cũng biết, thành phố là điểm hấp dẫn của những người lao động. Ở đây, họ có thể kiếm ra được ngày đôi ba chục ngàn, đôi khi là nhiều hơn thế. Nhưng chính nơi đây cũng là nơi mua bán, cạnh tranh khốc liệt nhất mà không phải ai cũng thích nghi cái vòng quay khốc liệt đó.

Để chia sẻ chút khó khăn đó với những hoàn cảnh kém may mắn hơn, chiều Chủ Nhật tuần qua, VTNA và các anh chị em đã đến thăm và tặng quà cho Cụ Mười, cho gia đình Hậu. Cũng chỉ chút chút thôi những sẻ chia nhưng trong lòng mỗi chúng ta lại dâng lên niềm hạnh phúc. Một hạnh phúc thật giản đơn mà chúng tôi tìm thấy được ở Cụ Mười, ở Bé Hậu và ở ngay trong mỗi chúng tôi.

 

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Sao phải đợi...

 
 
***
Sao phải đợi một nụ cười mới trở nên thật xinh tươi?
***
Host unlimited photos at slide.com for FREE!
 
***
Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn?
***
 
 
***
Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người?
***
 
 
***
Sao phải đợi có một chỗ làm tốt mới bắt đầu công việc?
***
 
 
***
Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút?
***
 
***
Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên?
***
 
 
***
Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện?
***
 
 
***
Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ?
 
***
***
Bạn ơi, sao phải đợi? Bởi có thể rằng bạn không biết bạn sẽ đợi đến bao lâu.
 

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Tình yêu là sự chia sớt...

Nếu như hiến tặng là đem tới niềm vui thì chia sớt là lấy đi nỗi khổ. Ai cũng có lúc gặp khó khăn hay vướng vào nỗi khổ, nhưng họ sẽ không cảm thấy buồn tủi mà còn có thêm nghị lực để vượt qua nếu có người thương luôn ở bên cạnh chia sớt. Dù ta không đủ sức kéo họ ra khỏi vũng lầy khổ đau, nhưng ít ra sự có mặt kịp thời của ta cũng đủ làm cho niềm đau kia vơi đi nhiều rồi. Bởi họ cảm nhận được lòng chân thành của ta. Họ biết ta thật sự thương cuộc đời của họ, muốn gánh vác phần nào trách nhiệm cho cuộc đời họ và muốn đồng hành với họ đi về tương lai. Một nỗi đau khi được chứa đựng bởi hai trái tim thì nó không đủ sức làm thành nỗi đau nữa. Đó là lý do mà ta luôn cần có nhau trong cuộc đời này.

 

Thử nghĩ, sống với một người lúc nào cũng nói thương ta, nhưng khi ta gặp khó khăn thì họ tỏ ra chẳng hề hay biết. Đến nỗi ta đã trực tiếp báo cho họ biết và chỉ xin họ ngồi xuống lắng nghe để thấu hiểu thôi, mà họ cũng có đủ thứ lý do để thoái thác. Họ nghĩ họ đã quá cực khổ để đem tiền bạc và danh dự về cho ta rồi, nên họ không còn đủ sức để nhận thêm những phiền toái nữa. Ta hãy tự giải quyết lấy. Đáng lẽ khó khăn kia chỉ là khó khăn thôi, nhưng chính thái độ hờ hững vô tâm của họ đã khiến cho khó khăn ấy biến thành nỗi khổ. Ta biết chứ. Ta biết họ đang rất bận rộn và không có nhiều năng lượng để giúp ta giải quyết vấn đề, nhưng ta chỉ cần thái độ biết chia sẻ của họ thôi. Dù chỉ là một lời hỏi han cũng đủ làm ta cảm thấy ấm áp. Bởi thái độ ấy báo cho ta biết đó là người đang cùng chịu nỗi đau với ta.

 

Có hiểu mới có thương, không hiểu mà thương thì tình thương ấy sẽ rất hời hợt. Mà muốn hiểu nhau thì cần phải lắng nghe nhau, phải biết bên kia muốn gì hay không muốn gì để ta ứng xử cho hợp lý. Dù có những yêu cầu không thật sự chính đáng, nhưng ta cũng cần biết để hiểu họ đang vướng kẹt vào tâm lý nào mà kịp thời tháo gỡ. Nếu ta cứ nhân danh tình thương rồi làm theo kiểu của mình thì rốt cuộc không giúp được lại còn làm cho nỗi khổ lớn thêm. Dĩ nhiên thiện chí là cần thiết. Bởi ta phải kiên nhẫn mới lắng nghe nổi, đôi khi phải năn nỉ người kia nói ra hết những “niềm đau chôn giấu”, phải đón nhận những năng lượng nặng nề từ những lời kể lể, khóc than hay đầy sân hận của họ mà không cảm thấy bị tổn thương. Nên thiện chí phải là thái độ biết nghĩ cho người kia hơn là nghĩ cho mình (thương), mà cũng phải biết cách nghĩ sao cho đúng đắn (hiểu) thì mới giúp được.

 

Vậy nếu đã thật sự thương nhau thì ta phải luôn biết và hiểu được những gì đang xảy ra cho nhau mà không cần phải đợi loan báo. Lòng phải hiểu được lòng mới là tình thương chân thật. Chỉ cần thỉnh thoảng ta quan tâm tình trạng sức khỏe của họ, sẵn sàng xắn tay áo phụ họ rửa dọn bếp núc, giúp họ sửa lại cái thắng xe, không nỡ nhờ vả khi thấy họ đang bận bịu, ngồi yên bên cạnh khi họ hoang mang,… cũng đủ làm người kia cảm nhận được sự chân thành của ta rồi. Nhưng để có đủ năng lực làm tất cả những điều đó, thì ta phải ý thức rằng, chia sớt và hiến tặng là hai chất liệu không thể thiếu trong bất cứ tình thương nào, không có nó thì không có gì để gọi là tình thương cả. Bởi hạnh phúc của người ta thương cũng chính là hạnh phúc của ta. Nếu ta không giúp người thương của ta thì ai sẽ giúp bây giờ?

( Trích bài viết của Thầy Minh Niệm ) 

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Hướng về năm học mới 2011 - 2012, mang ánh sáng tri thức đến với các em!

 

“Mang ánh sáng tri thức đến với các em…” một món quà thật giản dị mà chúng ta cùng có một khát khao cháy bỏng, cùng hi vọng được góp một phần công sức của mình, cùng hướng tới, cùng chia sẻ với các em. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” truyền thống tương thân tương ái đó đã và đang được duy trì để giúp đỡ, chăm lo cho các em có hoàn cảnh khó khăn - những mầm non của xã hội.

Những cuốn sách giáo khoa cũ, những tập vở trắng, những đồ dùng học tập dư thừa hay các cuốn truyện bổ ích… chắc chắn sẽ là những món quà đầy giá trị, ý nghĩa cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp khai giảng năm học mới 2011 - 2012.

Mong ước của tất cả mọi người nói chung và của các thành viên VTNA nói riêng mỗi người một phần quà nhỏ gom góp thành một phần quà lớn mang ý nghĩa trái tim để xây dựng cho các mái ấm, các em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn có sách vở đầy đủ để đến trường. Với mong muốn nhỏ nhoi và một khát khao cháy bỏng: một ngày nào đó các em sẽ có đủ niềm tin và nghĩ rằng: cánh diều nhỏ bé như các em sẽ căng phồng để đón những đợt gió lớn, để bay thật xa và cao vút.

Thế tại sao chúng ta không san sẻ chút hạnh phúc, chút hoài bão, chút ước mơ của bản thân để thắp thêm nhiều mơ ước cho những mảnh đời bé nhỏ, bất hạnh và đáng thương hơn ta rất nhiều?

Trời đã vào hè, những cuốn sách cũ, những tờ giấy trắng còn dư thừa, những đồ dùng học tập dư ra không biết để đâu. Thay vì bỏ không, sử dụng làm nháp, bán ve chai, giấy vụn hay những mục đích khác các bạn có thể chung tay quyên góp cùng VTNA để ủng hộ các học sinh tại các mái ấm, các em có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện để mua. Đây là một món quà thật ý nghĩa và vô cùng giá trị cho các em trong năm học mới.

Các loại sách mà VTNA quyên góp là sách giáo khoa các cấp I, II, III (Từ lớp 1 đến lớp 12),  các loại truyện và sách khoa học khác. Tập giấy trắng còn dùng được, các đồ dùng học tập trong tình trạng còn sử dụng. 

Mọi chi tiết như địa điểm quyên góp, thời gian nhận sách các bạn có thể liên hệ:

-         Mỹ Diên: 0907.255.348

-         Hồng Nhung: 0903.233.679

hoặc gởi về: 958/88 Lạc Long Quân - Phường 8 - Tân Bình - Tp. HCM

 Sách và tập quyên góp sẽ được trao 60 bộ đợt I tại Mái Ấm Kim Chi – Thủ Thừa – Long An  vào trung tuần tháng 7 năm 2011 và phần còn lại sẽ gởi về miền Trung Quảng Nam để chia sẻ với các em có hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà vào đầu tháng 8/2011. Thời gian và chương trình sẽ được thông báo cụ thể ở entry tiếp theo.

Như cố nhạc sĩ Trịnh công sơn đã viết: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi". Và với VTNA chúng tôi, chúng tôi vẫn tin rằng lòng tốt là một thứ hạt mà người gieo đi không đòi hỏi sẽ có một mùa gặt bội thu cho riêng mình. Cùng siết chặt bàn tay, cùng thắp lên ngọn lửa yêu thương nhé anh chị và các bạn!

Kính chúc toàn thể các quý mạnh thường quân, các anh chị em và các bạn những ngày hè thật sôi động và nhiều an vui!

 

Thân ái bắt tay trái!

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Sẽ đến lúc.....

 

Sẽ đến lúc bạn nhận ra sự khác biệt tinh tế giữa việc giữ một bàn tay và sự ràng buộc một tâm hồn.

Sẽ đến lúc bạn nhận ra tình yêu không còn là một điểm tựa và bên nhau không có nghĩa là bình yên.

Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra nụ hôn không phải là lời cam kết và quà tặng khác với lời hứa thật lòng.

Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra không phải mùa nắng nào cũng đẹp, và bạn biết chập nhận thất bại với tư thế ngẩng cao đầu và đôi mắt sáng, với sự cao thượng của tuổi trưởng thành chứ không bi lụy cố chấp của trẻ thơ.

Có ai đi không vấp ngã một đôi lần. Hãy góp nhặt những mảnh vỡ của mình và bước tiếp từ đây - trên con đường đã chọn của ngày hôm nay và không trông chờ vào những gì chưa chắc chắn của ngày mai.

Ta hãy cho đi đừng tiếc nuối níu kéo vì có ai cho đi mà cảm thấy mất mát bao giờ. Và hãy giữ lại những gì tốt đẹp nhất, gieo hạt trồng hoa trên mảnh đất tâm hồn, hơn mỏi mòn đợi chờ ai mang đến.

Và bạn nhận ra rằng khi mình đã vượt qua được những khó khăn, cuộc sống sẽ thêm phần ý nghĩa. Lúc ấy, bạn có thể tự do mơ về những điều sẽ đến. Bạn có thể ngước mắt vượt qua khung cửa sổ ngắm nhìn các vì sao, cảm nhận rằng bạn đang sống thật sự với bản lĩnh, sự mạnh mẽ và xứng đáng.

Hãy nhớ là, dù bất kỳ điều gì xảy ra, thì tất cả những điều tốt đẹp nhất đang chờ đón bạn phía trước. Hãy sống với ánh mắt ngập tràn niềm tin của ngày mới đang đến, bạn nhé!