Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Kế hoạch chương trình thiện nguyện Tháng 3 và 4,

 

 

Hòa trong cái cuộc sống mưu sinh tất bật, khó khăn trăm bề của những người bình thường. Dường như cái sự vất vả ấy còn tăng lên gấp bội trong nét mặt đăm chiêu lo lắng của hơn 150 người khuyết tật ngày ngày mưu sinh trên chiếc xe lắc tay rong ruỗi khắp các ngã đường trong thành phố. Sự khó khăn hằn lên vết chân chim trên khóe mắt của những người được sinh ra có một cửa sổ tâm hồn lành lặn nhưng lại không thể tận hưởng hay nhìn thấy được ánh ban mai của những người mù  đang mưu sinh tại khu vực Bình Hưng Hòa, Bình Tân.

 

Để có một một mùa xuân thật sự trọng vẹn, một tháng 3 đầy ắp những yêu thương  cho 150 hộ mù và khuyết tật  ở một quận thuộc vùng ven thành phố thì điều này quả là không tưởng và với họ chỉ là một giấc chiêm bao.

Trong những ngày rong ruỗi, những mảnh đời, những hoàn cảnh, những cặp mắt, những ánh nhìn như xoáy sâu vào tâm trí của những thành viên chúng tôi. Tại sao chúng ta không thể biến giấc mơ của họ thành hiện thực, sao chúng ta không chia sẻ một chút, một chút thôi hạnh phúc của mình cho họ - Chúng tôi nhận ra rằng mình phải làm một điều gì đó.

Hãy làm một người mang phép nhiệm màu đến để xua đi nỗi cô đơn, mặc cảm, thay vào đó là những nụ cười và những ước mơ cho cuộc sống đầy yêu thương này. Hãy làm ấm lòng người xung quanh bằng những đóng góp nhỏ bé của mình để chia sẻ với các mảnh đời bất hạnh mà VTNA chúng tôi và các anh chị em bạn bè  muốn thực hiện trong những ngày đầu năm Nhâm Thìn này.

 

Kế hoạch cho chương trình được thực hiện như sau:

Chương trình 1: Tặng 150 phần quà cho người nghèo và khuyết tật.

  •  15 giờ ngày 25/03/2012 VTNA sẽ về thăm và tặng quà cho 70 người mù  và 80 người khuyết tật hiện đang sinh sống ở Bình Hưng Hòa, Bình Tân.

 

  • Dự tính mỗi phần quà trị giá 200.000 đ bao gồm: Gạo, nước mắm, mì gói, dầu ăn.

 

  • Chi phí cho chuyến đi dự tính: 150 phần quà x 200.000 đ/phần = 30.000.000 đồng.

 

  • Phương tiện đi lại: Xe gắn máy

 

  • Điểm tập trung: Sau lưng siêu thị CMC, 79B Lý Thường Kiệt, Tân Bình.


Chương trình 2: Thăm, tặng quà và cải thiện bữa ăn trưa cho 100 em nhỏ mồ côi và người già tại Thiền Thất Ca Diếp Bà Rịa Vũng Tàu.

 

+  Đúng 6 giờ ngày 8/4/2012:  VNTA và các anh chị em sẽ lên đường về với các em nhỏ mồ côi và các cụ già đang được cưu mang tại Thiền Thất Ca Diếp.

+ Nội dung chuyến đi:

-        Tặng quà, sinh hoạt và cải thiện bữa ăn trưa cho các em và các cụ.

 

Kinh phí dự tính: 12.00.000đ ( Mười hai triệu đồng chẵn)

 

-          Quyên góp cúng dường tam bảo để xây phòng ở cho các em nhỏ.

 

Kinh phí: Tùy thuộc vào sự chung tay, góp sức của anh chị em và bạn bè.

 

Phương tiện đi lại: Xe du lịch

 

Địa điểm tập trung: Sau lưng siêu thị CMC Lý Thường Kiệt

 

Cùng siết chặt những bàn tay, cùng thắp lên ngọn lửa yêu thương, cùng mang lại một mùa  xuân TRỌN VẸN và HẠNH PHÚC đến để xua tan  bóng tối, để cả họ và chúng ta cùng đón một năm mới thật an lành và tin yêu.

 

Chương trình sẽ thành công tốt đẹp nếu có sự chung tay, góp sức của tất cả các anh chị và các Qúy mạnh thường quân.

 

Chi tiết liên hệ:

 

      - Mỹ Diên: 0907.255.348 - 0932.53.58.77

      - Sóc Kha: 0909.75.76.83

 

hoặc chuyển  vào TK Vietcombank số: 042.100.3712471, chủ TK Nguyễn Thị Mỹ Diên, chi nhánh Phú Thọ, TP. Hồ Chí Minh.

 

 

Ban tổ chức

 

Trân trọng

 

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Tình yêu và sự màu nhiệm của cuộc sống,

Những trẻ "tự lập" ở độ tuổi rất sớm - thậm chí là ngay sau lúc lọt lòng mẹ.... Chúng "tự lập" sớm đến nỗi mặt mũi cha mẹ chúng như thế nào chúng cũng không biết. Chúng "tự lập" sớm đến nỗi ngay cả những tình thương tối thiểu nhất cần có cho một đời người cũng không có nốt. Chúng "tự lập" sớm đến nỗi chúng phải tự ra những "quyết định ngắn hạn" cho tương lai mù mịt của chúng. Mà đôi khi những "quyết định" ấy do những "người lớn đường phố" bắt buộc chúng phải chọn... Nhưng chúng lại may mắn hơn những đứa trẻ "vào đời sớm" khác là được sống trong một nơi ấm áp tình người.


Chúng sống trong sự che chở, trong những vòng tay ấm áp, trong những tình thương từ những người xa lạ - từ những người không phải họ hàng ruột thịt máu mủ gì với chúng!!! Ở đó, chúng được chăm sóc, được lo lắng mỗi khi chúng đau ốm. Chúng quây quần bên mâm cơm gia đình. Chúng được cắp sách đến trường cùng bạn bè trang lứa. Ở nơi đó, chúng được trở thành những công dân Việt Nam thực sự - chúng có giấy khai sinh, hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân. Ở nơi đó, chúng có thể cảm nhận được kỷ niệm của tuổi thơ, niềm vui nỗi buồn cơ bản cuộc đời. Chúng vui mỗi khi nơi đó có thêm thành viên mới. Chúng vui mỗi khi sinh nhật đến (ngày thành lập mái ấm); mỗi khi có dịp lễ; vui khi chúng được đi chơi xa... Buồn khi ở đó có người ra đi mãi mãi - "bắt đầu cuộc sống mới" ở kiếp sau; buồn khi có người thất bại trong cuộc sống; mỗi khi tủi thân tự hỏi: Cha mẹ giờ ở đâu? Vì sao lại bỏ rơi chúng?... Nơi đó chúng gọi là gia đình - đại gia đình. Một gia đình thực sự có sự ngọt ngào trong sự quan tâm của tình mẹ; có sự nghiêm khắc trong sự lo lắng của tình cha; có sự gắn bó, đùm bọc, đoàn kết của tình anh chị em. Chúng có gia đình và đang sống trong tình yêu….


Tình yêu ấy được xuất phát từ những trái tim nhân hậu của tập thể quý sư cô trong chùa – đặc biệt là Ni trưởng và Ni phó; của các mạnh thường quân; của quý ân nhân gần xa; của những người đã gắn bó lâu dài với mái ấm… Họ thể hiện tình yêu của họ với chúng thông qua những lời nói, hành động, cử chỉ, thái độ ở những mức độ khác nhau. Có người thể hiện tình thương bằng sự giúp đỡ vật chất. Có người bộc lộ tình cảm của họ bằng những cái ôm, nụ hôn; bằng những lời nói dễ thương vì không nỡ làm tổn thương chúng, để chúng không có cảm giác tủi thân.Có người sẻ chia lòng mình với chúng qua những bài học tâm linh khi mùa Vu Lan về: “Bằng tinh cha huyết mẹ cộng thêm nghiệp lực mà ta được sinh ra. Cha mẹ có trong ta, ta có trong cha mẹ. Bởi nên không cần tìm hình cha, dáng mẹ đâu xa mà ngay chính bản thân ta vậy. Đừng để dấu chấm hỏi ấy vây quanh trọn một kiếp người, làm ta vô minh trước những chuyện khác. Đừng bao giờ ghét bỏ bản thân mình hoặc là căm giận cha mẹ hay hận thù bất kỳ ai. Luôn nghĩ đến ơn mang nặng đẻ đau của mẹ cha. Luôn đến với mọi người bằng niềm tin, tình thương ta sẽ nhận lại được những gì ta đã cho đi. Sống tốt, suy nghĩ lành mạnh chính là báo ân cha mẹ, là đáp đền công ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ ta…”. Có người giúp chúng trưởng thành thông qua sự nghiêm khắc trong lời nói, sự lạnh lùng trong hành động và một chút giận hờn trong tình thương. Nghiêm khắc trong lời nói để chúng biết rằng suy nghĩ kỹ trước khi nói; lạnh lùng trong hành động để chúng hiểu được chúng phải sống thật với bản thân bằng ý chí, sự kiên nhẫn và tất cả năng lực sẵn có ở bên trong con người chúng; và chút giận hờn trong tình thương để chúng biết rằng “thương cho roi cho vọt” rằng chúng chưa hề bị bỏ mặc, để chúng thấy rõ giá trị của tình thương và lòng tin mà chúng cần phải nắm giữ thật chặt….


Trải dài theo ngần ấy năm của thời gian, tôi quan sát, gần gũi và hòa mình vào cuộc đời của chúng.Tôi biết cách ngắm nhìn, mỉm cười và lắng nghe hương vị cuộc đời. Tôi biết quý trọng những gì tôi đang có và trân quý những người xung quanh tôi và ngay cả bản thân tôi. Tôi biết yêu hơn ánh nắng ban mai, tiếng chim hót, những giọt sương đọng trên lá, nhịp thở của con tim… và những điều nhỏ nhoi khác. Tôi thấy được sự vô thường của Được – Mất – Thành – Bại, sự sum họp và chia ly. Tôi bắt đầu hiểu không nên níu giữ quá khứ; rằng hiện tại là nhân, tương lai là quả. Vậy nên hãy sống trọn vẹn và trải lòng mình với mọi người mọi vật xung quanh trong phút giây hiện tại. Để ngày mai ta có gặt được quả ngọt hạnh phúc. Quả ngọt hạnh phúc ấy chính là tình yêu và sự mầu nhiệm của cuộc sống.


Selena Nguyen

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Sự thấu hiểu,


Trong cuộc sống, sự thấu hiểu là cần thiết. Thực tế là, người á đông có tính cách khép kín. Mỗi người đều tự giấu đi những điều sâu kín nhất trong lòng mình. Ai cũng tự nhiên chọn cho mình cách sống như vậy. Ai cũng nghĩ là, những điều tế nhị đó, không nói thì người khác sẽ tự hiểu ! Hiểu làm sao được khi ...mỗi người đều tự chui vào cái vỏ của riêng mình, và điềm nhiên sống an toàn trong nó.

Vậy người ta thường thấy hiểu nhau khi nào ?

Đó là trong những trường hợp đồng cảnh ngộ. Chẳng hạn, cùng gặp hoạn nạn, cùng có chung 1 sở thích, hay đơn giản là cùng uống vài ly rượu. Tuy nhiên là, sự hiểu đó vẫn còn là ở bề mặt, chưa thể gọi là thấu hiểu được.

 
Thấu hiểu là gì ?

Đó là khi anh có thể nhìn thấy nỗi khổ, niềm đau của người khác. Anh có thể hiểu được những niềm vui đến với chính người ấy. Chỉ có như thế, mới gọi là thấu hiểu. Trong 1 gia đình, cha mẹ có thể rất thương con cái, nhưng lại không thấu hiểu. Vợ có thể thương chồng, nhưng cũng không hiểu chồng. Khi mà chưa thấu hiểu, thì nó là nguyên nhân gây ra bao phiền muộn, tan vỡ và li tán.
 
Đầu tiên bạn cần làm gì ?

Việc đầu tiên cần làm là , hãy quay về hiểu chính mình. Bạn có thực sự hiểu mình ko? Mỗi chúng ta thường có thói quen sống vì sự đánh giá của người khác, chúng ta cố đóng 1 vai trong cuộc đời này. Chính điều đó làm ta xa rời chính bản thân ta, không còn nhận ra ta là ai nữa. Việc cần làm bây giờ là, hãy làm những điều bạn thực sự muốn, vì chính bạn chứ không phải vì ai khác !. Chỉ có hành động như vậy, bạn mới quay trở về với con người thực của mình, qua đó hiểu được bản thân mình. Chúng ta đã quá quen với sự dễ dãi, muốn đến đâu thì đến, vì thế con đường hiểu bản thân mình càng trở nên khó khăn hơn. Hãy dũng cảm đối diện với việc phải trung thực với chính mình, bạn sẽ hiểu được bản thân mình.
 
Vậy làm thế nào để thấu hiểu người khác ?

Khi đã hiểu được bản thân mình rồi, việc hiểu người khác là không quá khó khăn. Chỉ cần bạn quyết tâm với chỉ 1 mong muốn, xoa dịu nỗi khổ của người ấy, bạn sẽ làm được. Hãy thực tâm mong muốn đem lại hạnh phúc thực sự cho người ấy, mà không xen bất kỳ sự ganh ghét, thành kiến. Chỉ có như vậy bạn mới nhìn ra được nỗi khổ, niềm đau của người ấy. Khi đã hiểu nỗi khổ rồi, thì sự đồng cảm, sẻ chia là cần thiết. Chỉ có sự dịu dàng với nỗi khổ của 1 ai đó mới đem lại thương và thấu hiểu.

Nhân ngày "va linh tinh" em Diên đi "nói lung tung" tí nha cả nhà.


Chúc cho tất cả những người anh, người chị và cả những người bạn  của MD có một mùa valentine ấm áp và hạnh phúc.


Khi những tia nắng tình yêu chiếu qua, anh chị và các bạn hãy từ từ cảm nhận , đừng né tránh vì nó rất ấm áp và dịu dàng. Dù là ai, dù  có cảm thấy cô đơn đi nữa, nhưng anh chị và các bạn nhớ rằng, luôn có một người đang  dõi theo và cầu mong những điều an lành nhất sẽ tới với anh chị và các bạn đó, vì thế tất cả chúng ta những người có mặt trên thế gian này đều là những người hạnh phúc nhé! Love all!


Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Thăm Hậu - Người em của Vòng Tay Nhân Ái,


Bài viết từ anh: Susumisa




Ngồi bên chúng tôi là bé Hậu, một người em út mà nhóm VTNA đến thăm mỗi tháng.

Cũng là lần đầu tiên Minh tui đi thăm em và tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bị bệnh vảy nến nặng đến như thế.

Toàn thân của em ửng đỏ, da bong tróc khắp người.

Hôm chúng tôi đến, mẹ bé Hậu cho biết những ngày gần đây da của em ít bong hơn và bớt đau nhức hơn.



Các anh chị quây quần chuyện trò, hỏi thăm và động viên bé Hậu.


Nhân vật chính của bài viết.





Năm nay đã 13 tuổi rồi nhưng bé Hậu trông nhỏ con hơn hẳn so với các bạn cùng trang lứa.



Nhóm đã giúp đỡ bé Hậu khoảng 2 năm nay
.
Mỗi tháng bé đều phải đến bệnh viện da liễu để tái khám và theo dõi bệnh.



Cánh tay của bé Hậu với nhiều vết bong tróc của làn da.


Toàn thân bé Hậu đều như thế








Làm sao để căn bệnh của em có thể được điều trị dứt??????????


Vảy nến là đây.................



Một nụ cười hiếm hoi mà Minh tui chụp được. Các anh chị phải kể chuyện tíu lâm thì mới có thể thấy được nụ cười của em.

Không biết những đứa trẻ trong xóm có còn kêu Hậu là "thằng đỏ", "thằng tróc da" nữa hay không???? Chẳng lẽ bé Hậu phải mang nổi mặc cảm này suốt đời hay sao???

Câu hỏi mà cứ dằn vặt Minh tui từ hôm qua đến bây giờ.....




Chị Mai Hương sao mà thẫn thờ thế nhỉ??
Chắc là bé hậu rất rất là mong ước có được một chút làn da giống như chị ()



Hoàn cảnh của gia đình bé Hậu thật khó khăn, bố bé Hậu chạy xe ôm, anh bé Hậu đi làm với người cậu.

Cả gia đình bé Hậu chỉ còn biết trông chờ vào hai nguồn thu nhập chính này vì mẹ bé Hậu bây giờ không còn đi bán vé số vào buổi tối nữa mà chỉ còn ở nhà để lo việc nhà và chăm sóc bé Hậu khi bị đau.

Thậm chí mẹ bé Hậu cũng đã nuôi một đàn vịt để cải thiện kinh tế gia đình nhưng lại bị dịch bệnh mà chết hết cả đàn.

Ôi đã nghèo khổ lại còn thêm nhiều vái eo vậy sao?????????????????

Vì bé Hậu thuộc dạng bệnh nặng và gia đình rất khó khăn, địa phương cũng chỉ hỗ trợ cho bé Hậu được 120000đ mỗi tháng và nhóm hỗ trợ cho bé Hậu tiền thuốc còn lại mỗi khi đi khám ở bệnh viện.

Căn nhà mà cả gia đình đang ở là nhà tình thương do chính quyền cấp cho gia đình.









Nhóm đến tặng cho bé Hậu quà bánh, thuốc bôi và lì xì cho bé.


Hy vọng Hậu sẽ bớt đau, mau bình phục và mong ý chí vươn lên của Hậu sẽ giúp Hậu luôn tỏa sáng, luôn đẹp trong mắt mọi người.



Một ít thông tin về bệnh vảy nến:

Vẩy nến là một bệnh da khá thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 1,5% - 2% dấn số. Chủ yếu là nổi các thương tổn da, có thể kèm với ngứa. Diển tiến rất dai dẳng, tái đi tái lại rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, không gây các biến chứng nặng, không trực tiếp gây tử vong nhưng có thể gây biến chứng viêm, đau và biến dạng khớp xương.


Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Vòng Tay Nhân Ái tại Long An - The Way We Live,

 

Bài viết từ anh: ANDRO

Khi một cái chén bị mẻ, một cái bình bị vỡ thì ta dễ dàng vứt bỏ và thay bằng một cái mới tốt hơn. 


Nhưng một cuộc đời bị sứt mẻ thì khó thay đổi lắm bạn ơi, điều bất hạnh ấy đeo bám dai dẳng suốt đời suốt kiếp - kiếp người. 

Chính nhằm mục đích xoa dịu phần nào nỗi đau của những đồng bào bị tật nguyền hay những người nghèo khó, nhóm VÒNG TAY NHÂN ÁI đã tổ chức một chuyến đi từ thiện vào ngày 5/2/2012 vừa qua.

1- Xuất phát

Từ sáng sớm chúng tôi tập trung tại tổng hành dinh là nhà của Mỹ Diên, sau khi ăn nhẹ (bánh mì nóng) , chúng tôi gủi xe và chuẩn bị lên đường. 

Photobucket

Nhìn kỹ có một cô chả biết sao lại đi lui ?!  Ai vậy cà ?

2- Hãy tưng bừng, hào hứng như cặp đôi hoàn hảo này. Tôi rất thích câu 'The Way We Live' (Cách sống của chúng tôi là thế ).

Photobucket

3- Sau hơn một giờ xe, chúng tôi đã đến nơi : đình Vĩnh Phong . thị trấn Thủ Thừa - Long An .

Photobucket

4- Một chiếc xe hàng đã đâu sẵn và bà con đang giúp chuyển hàng cứu trợ từ xe vào đình.

Photobucket

Photobucket

5- Bên trong đình bà con đã tề tựu đông đủ. Nhiều người ở xa đã đến từ 2-3 giờ sáng !

Photobucket

Photobucket

6- Nhiều bà con đền bằng xe lăn

Photobucket

Photobucket

7- Nhưng cũng có người phải lết đến

Photobucket

8- Trong lúc các bạn chuẩn bị quà cứu trợ tôi có dịp quan sát gần hơn

Photobucket

Photobucket

9- Nếu ngày hôm nay bạn than phiền rằng sao mình không có một đôi Converse hay Nike xịn thì xin nhìn vào đôi chân của họ - những nạn nhân của bệnh sốt bại liệt.

 Giầy dép nào có ý nghĩa gì ở đây phải không bạn ? 

Photobucket

10- Nếu bạn sanh con ra bình thường thì đó là một diễm phúc vì :

Photobucket

Có những em sinh ra đã chịu cảnh tật nguyền (do dị tật, do chất độc hóa học, do bệnh bại não...)

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Rồi con bạn lớn lên, xinh đẹp , giỏi giang, ngoan ngoãn thì bạn đang có cả một kho báu đó. 

Hãy thương yêu chúng nhé và cảm ơn Trời Phật , Thượng Đế !

11- Nếu thấy tay mình da sao đen đúa ,nhăn nheo quá, đừng buồn bạn ơi vì dù sao bạn vẫn còn có tay !

Photobucket

12- Thêm một vài hình ảnh trước khi phát quà nhé !

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

13- Ni sư Tuệ Đăng - trụ trì chùa Vĩnh Phong sát ngay cạnh đình.

Photobucket

14- A lô  ! A lô ! Xin bà con chú ý .... Buổi phát quà từ thiện bắt đầu sau hiệu lệnh của Mr . 'daicacamdau' , Anh đại diện cho Vòng Tay Nhân Ái chúc tết bà con.

Photobucket

Anh chu đáo dặn dò : 

Xin bà con lãnh cho đủ ba phần quà nha (môt thùng mì, một bịch gạo và một túi nước tương, nước mắm...) .  Ngoài ra mỗi người còn nhận được một phong bì 'lì'xì' . Đặc biệt có tặng tràng hạt và kinh để bà con tụng niệm.

Photobucket

15- Nếu bạn thấy cái xe Honda của mình sao cà rịch cà tang quá thì xin chúc mừng bạn vì bạn vẫn chưa phải đi xe lăn !

Photobucket

Photobucket

Anh bạn này biểu lộ nét vui mùng sau khi nhận được quà !

Photobucket

Về mạnh giỏi nha bác !

Photobucket

Còn anh này sao còn nuối tiếc chi đây ?

Photobucket

16 - Các mảnh đời lần lượt trôi qua trước ống kính của tôi

Tôi không cố ý bi kịch hóa hay bôi bác gì cả, tất cả chỉ là một sự thật của  đời thường mà thôi. Tôi chỉ đến và ghi nhận.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

17 - Những hình ảnh đã nói lên tất cả , 

Chẳng cần phải tả dài dòng chắc các bạn cũng cảm thấy nỗi đau bao trùm lên thân phận của họ và hơn bao giờ hết, họ cần biết bao một vòng tay nhân ái. 
Một lần nữa tôi cũng chả cố ý 'focus' vào tay các bạn (kỳ sau kinh nghiệm hơn sẽ chú ý chụp cái vụ này), nhưng quả thật những vòng tay đã tự chui vào ống kính từ lúc nào tôi cũng chả hay !!!

Photobucket

Photobucket

Ông ơi để con ẵm ông ra !

 Photobucket

Ông ơi để con dắt ông đi !

(MH ơi ! Mai mốt dắt anh đi nữa nha !) viết nho nhỏ thôi .

Photobucket

Và nhiều bàn tay nắm lấy bàn tay dìu nhau giữa dòng đời !

Photobucket

Photobucket

Photobucket

18 - Dòng người vẫn còn dài

Photobucket

Nhưng nhờ ban tổ chức có kinh nghiệm, phát phiếu sẵn cho bà con nên tất cả đều diễn ra trong trật tự !

Photobucket

19- Yêu biết bao nụ cười móm mém của bác này (cụt hai tay do phỏng điện)

Photobucket

20 - Và cũng yêu biết bao tinh thần hăng hái của 'phe ta' !

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

21- Bà con lần lượt lãnh quà và ra về.

Photobucket

Photobucket

22- Cô này bưng quà đi đâu ????

Photobucket

23- Nơi bờ sông có hai người - một trẻ một già - đang chờ đợi

Photobucket

Photobucket

24- Họ không thể di chuyển được vì đã cụt tay, cụt chân mà lại còn bị mù lòa !

Photobucket

Anh bạn trẻ biểu lộ niềm vui khi biết có người đến tặng quà. Anh không biết nói mà chỉ thốt ra vài tiếng ú ớ !!!

Photobucket

Cho con gủi bác chút tiền nha !

Photobucket

Cũng cùng là động tác nhét tiền vô túi người khác mà sao ở đây tôi thấy nhẹ nhàng, dễ thương quá, khác hẳn những lần 'đút' cho các bác ở chốn quan trường sang trọng máy lạnh chạy ù ù !

25- Thuyền từ từ tách bến

Photobucket

Photobucket

Photobucket

26- Tôi bùi ngùi bước chần chậm trở lại ngôi dình, giờ đây đã trống vắng. Chúng tôi chụp vài tấm hình lưu niệm

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

27 - Dường như có chuyện gì quan trọng ? Xếp thì coi đồng hồ và họp với sư cô Bảo Tâm

Photobucket

Lính thì có vẻ nghiêm nghị. 

Photobucket

Thì ra mọi người bàn kế hoạch đi thăm thêm các chùa chiền quanh đó và đóng tiền yểm trợ. Thay vì mỗi người tự bỏ vào thùng phước sương thì tất cả gom lại một mối và chia đều cho các chùa.

 Vậy chứ tới mỗi nơi tôi đều thấy có nhiều người tự nguyện bỏ thêm tiền vào các thùng quyên góp.

Photobucket

28 - Nhìn ngọn đèn dầu leo lét trong đình tự nhiên tôi nghĩ đến câu : " Thà thăp một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối"

Tôi mong rằng mỗi người sẽ tự thắp một que diêm cho mình và hãy cùng tỏa sáng ra xung quanh để xua tan bớt bóng đêm tăm tối. 

Photobucket

29- Chúng tôi tạm biệt ngôi đình để tiếp tục đi tham quan các chùa quanh khu vực. 

Mỗi người rồi sẽ đi tiếp con đường của mình và tôi mong tất cả các bạn sẽ chọn được con đường đúng nhất, đẹp nhất.


Photobucket

Mùa Xuân 2012 (14 tháng giêng)


ANDRO 

Đây là link của Mỹ Diên. xếp sòng của Vòng Tay Nhân Ái

http://tuoithotoi.multiply.com/