Thứ Hai, 28 tháng 1, 2008

Mùa Xuân Ấm - Hoạt động của những ngày cuối năm. Entry for January 28, 2008

Hình ảnh tiền trạm....

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
<\/a> <\/a><\/div>
<\/div>

C\u00e1c b\u1ea1n th\u00e2n m\u1ebfn!<\/font><\/span><\/p>

Cu\u1ed9c \u0111\u1eddi tuy \u0111\u1eb9p, nh\u01b0ng kh\u00f4ng th\u1eadt ho\u00e0n h\u1ea3o, trong khi ch\u00fang ta \u0111ang sung t\u00fac th\u00ec \u0111\u00e2u \u0111\u00f3 l\u1ea1i c\u00f3 nh\u1eefng m\u1ea3nh \u0111\u1eddi b\u00e9 nh\u1ecf c\u01a1m thi\u1ebfu canh th\u1eeba, quanh n\u0103m su\u1ed1t th\u00e1ng ch\u1ec9 nh\u1edd c\u1eady v\u00e0o nh\u1eefng t\u1ea5m l\u00f2ng c\u1ee7a nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi h\u1ea3o t\u00e2m v\u00e0 nh\u1eefng b\u00e0n tay r\u1ed9ng m\u1edf \u0111\u1ec3 s\u1ed1ng qua ng\u00e0y\u2026<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

L\u1ea1i m\u1ed9t n\u0103m n\u1eefa s\u1eafp qua, m\u1ed9t n\u0103m m\u1edbi \u0111ang g\u1ea7n k\u1ec1. M\u1ed7i ch\u00fang ta, trong \u0111\u00eam cu\u1ed1i n\u0103m, ai c\u0169ng mu\u1ed1n \u0111\u01b0\u1ee3c sum v\u1ea7y b\u00ean gia \u0111\u00ecnh trong ng\u00f4i nh\u00e0 \u1ea5m c\u00fang \u0111\u1ec3 ti\u1ec3n m\u1ed9t n\u0103m c\u1ee7 \u0111\u00e3 qua, \u0111\u00f3n m\u1ed9t n\u0103m m\u1edbi \u0111\u1ebfn v\u1edbi nh\u1eefng hy v\u1ecdng v\u1ec1 cu\u1ed9c s\u1ed1ng ng\u00e0y c\u00e0ng t\u1ed1t \u0111\u1eb9p h\u01a1n, t\u01b0\u01a1i s\u00e1ng h\u01a1n. Trong gi\u1edd ph\u00fat \u1ea5y, h\u1eb3n nhi\u1ec1u ng\u01b0\u1eddi ch\u1ea1nh l\u00f2ng khi bi\u1ebft r\u1eb1ng, ngo\u00e0i kia v\u1eabn c\u00f2n nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi gi\u00e0 c\u00f4 \u0111\u01a1n kh\u00f4ng n\u01a1i n\u01b0\u01a1ng t\u1ef1a, nh\u1eefng tr\u1ebb em lang thang c\u01a1 nh\u1ee1 kh\u00f4ng m\u00e1i nh\u00e0 tr\u00fa th\u00e2n, nh\u1eefng gia \u0111\u00ecnh ngh\u00e8o kh\u00f4ng bi\u1ebft h\u01b0\u01a1ng v\u1ecb T\u1ebft\u2026<\/font><\/span><\/p>

\u201c B\u1ea7u \u01a1i th\u01b0\u01a1ng l\u1ea5y b\u00ed c\u00f9ng<\/font><\/span><\/p>

Tuy r\u1eb1ng kh\u00e1c gi\u1ed1ng nh\u01b0ng chung m\u1ed9t gi\u00e0n\u201d<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

C\u00e1c b\u1ea1n \u01a1i! H\u00e3y m\u1edf r\u1ed9ng v\u00f2ng tay nh\u00e2n \u00e1i \u0111\u1ec3 chia s\u1ebb m\u1ed9t ph\u1ea7n h\u1ea1nh ph\u00fac, m\u1ed9t ph\u1ea7n th\u00e0nh c\u00f4ng c\u1ee7a m\u1ed7i ch\u00fang ta cho nh\u1eefng m\u1ea3nh \u0111\u1eddi b\u1ea5t h\u1ea1nh, \u0111\u1ec3 t\u1ea5t c\u1ea3 ch\u00fang ta c\u00f9ng \u0111\u01b0\u1ee3c h\u01b0\u1edfng m\u1ed9t n\u0103m m\u1edbi y\u00ean vui, \u1ea5m c\u00fang\u2026<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

Nh\u1eefng ng\u00e0y cu\u1ed1i tu\u1ea7n v\u1eeba qua l\u00e0 nh\u1eefng ng\u00e0y m\u00e0 \u201c V\u00f2ng Tay Nh\u00e2n \u00c1i \u201d \u0111\u00e3 l\u1eb7ng l\u1ed9i t\u1ea5t c\u1ea3 c\u00e1c ng\u1ecf ng\u00e1ch, c\u00e1c con \u0111\u01b0\u1eddng c\u1ee7a TP \u0111\u1ec3 kh\u1ea3o s\u00e1t nhi\u1ec1u n\u01a1i v\u00e0 th\u1eadt bu\u1ed3n khi bi\u1ebft r\u1eb1ng c\u00f3 r\u1ea5t nhi\u1ec1u ho\u00e0n c\u1ea3nh th\u1eadt \u0111\u00e1ng th\u01b0\u01a1ng, \u0111\u00e1ng quan t\u00e2m v\u00e0 r\u1ea5t c\u1ea7n s\u1ef1 gi\u00fap \u0111\u1ee1 c\u1ee7a ch\u00fang ta.<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

\u0110i\u1ec3m \u0111\u1ea7u ti\u00ean nh\u00f3m \u201cVTNA\u201d d\u1eebng l\u1ea1i l\u00e0 m\u1ed9t ng\u00f4i ch\u00f9a n\u1eb1m heo h\u00fat \u1edf v\u00f9ng ven th\u00e0nh ph\u1ed1 - Ch\u00f9a B\u00ecnh An t\u1ea1i B7\/10 <\/span>\u1ea5p 2, x\u00e3 T\u00e2n T\u1ea1o, BC. Hi\u1ec7n t\u1ea1i nh\u00e0 ch\u00f9a \u0111ang l\u00e0 n\u01a1i n\u01b0\u01a1ng nh\u1edd c\u1ee7a 25 em m\u1ed3 c\u00f4i trong \u0111\u00f3 c\u00f3 m\u1ed9t s\u1ed1 em s\u01a1 sinh ch\u01b0a \u0111\u1ea7y m\u1ed9t th\u00e1ng tu\u1ed5i v\u00e0 56 c\u1ee5 gi\u00e0 neo \u0111\u01a1n, kh\u00f4ng n\u01a1i n\u01b0\u01a1ng t\u1ef1a. Th\u1eadt kh\u00f3 \u0111\u1ec3 n\u00f3i l\u00ean c\u1ea3m x\u00fac c\u1ee7a ch\u00fang t\u00f4i l\u00fac \u0111\u00f3, l\u00f2ng ngh\u1eb9n ng\u00e0o v\u00e0 tim nh\u00f3i \u0111au khi nh\u00ecn h\u01a1n 80 con ng\u01b0\u1eddi n\u01a1i \u0111\u00e2y h\u1eb1ng ng\u00e0y n\u01b0\u01a1ng t\u1ef1a v\u00e0o nhau v\u1edbi c\u01a1 s\u1edf v\u1eadt ch\u1ea5t c\u00f2n thi\u1ebfu th\u1ed1n...<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

1,2,3,4\u2026 v\u00e0 ch\u00fang t\u00f4i \u0111i l\u1ea7n l\u01b0\u1ee3t g\u1ea7n 10 M\u00e1i \u1ea4m, Nh\u00e0 t\u00ecnh th\u01b0\u01a1ng, nh\u1eefng ng\u00f4i ch\u00f9a c\u00f3 nu\u00f4i d\u01b0\u1ee1ng c\u00e1c c\u1ee5 gi\u00e0 neo \u0111\u01a1n v\u00e0 c\u00e1c em b\u00e9 m\u1ed3 c\u00f4i. \u0110i\u1ec3m d\u1eebng ch\u00e2n cu\u1ed1i c\u00f9ng trong \u0111\u1ee3t ti\u1ec1n tr\u1ea1m cu\u1ed1i c\u00f9ng c\u1ee7a n\u0103m c\u1ee7 l\u00e0 Nh\u00e0 May M\u1eafn, n\u1eb1m khi\u00eam t\u1ed1n trong m\u1ed9t con h\u1ebdm nh\u1ecf \u1edf Qu\u1eadn B\u00ecnh T\u00e2n. C\u00f3 l\u1ebd, nh\u1eefng ai th\u01b0\u1eddng xuy\u00ean quan t\u00e2m v\u00e0 theo d\u00f5i c\u00e1c ch\u01b0\u01a1ng tr\u00ecnh t\u1eeb thi\u1ec7n, h\u1eb3n c\u00f3 th\u1ec3 nh\u1edb l\u1ea1i Ng\u00f4i nh\u00e0 n\u00e0y l\u00e0 do \u00fd t\u01b0\u1edfng v\u00e0 t\u1ea5m l\u00f2ng c\u1ee7a m\u1ed9t c\u00f4 g\u00e1i Thu\u1ef5 S\u1ef9 mang c\u00e1i t\u00ean r\u1ea5t th\u00e2n \u00e1i \u201cTIM\u201d th\u00e0nh l\u1eadp n\u00ean t\u1eeb n\u0103m 1992 khi m\u1ed9t l\u1ea7n c\u00f4 \u0111\u1ebfn VN v\u00e0 hi\u1ec7n t\u1ea1i TIM \u0111\u00e3 \u0111\u1ecbnh c\u01b0 lu\u00f4n t\u1ea1i m\u00e3nh \u0111\u1ea5t th\u00e2n y\u00eau n\u00e0y. N\u01a1i \u0111\u00e2y hi\u1ec7n \u0111ang nu\u00f4i d\u01b0\u1ee1ng 36 ng\u01b0\u01a1i khuy\u1ebft t\u1eadt, 6 tr\u1ebb m\u1ed3 c\u00f4i v\u00e0 h\u01a1n 180 tr\u1ebb em c\u1ed9ng \u0111\u1ed3ng l\u00e0 c\u00e1c em c\u00f3 ho\u00e0n c\u1ea3nh kh\u00f3 kh\u0103n, kh\u00f4ng c\u00f3 kh\u1ea3 n\u0103ng \u0111\u1ebfn tr\u01b0\u1eddng. Ti\u1ebfp x\u00fac v\u1edbi ch\u00fa T\u00f9ng - ng\u01b0\u1eddi qu\u1ea3n l\u00fd nh\u00e0 may m\u1eafn v\u00e0 \u201c\u0110\u1ea1i Ca\u201d - ng\u01b0\u1eddi khuy\u1ebft t\u1eadt s\u1ed1ng l\u00e2u nh\u1ea5t t\u1ea1i \u0111\u00e2y, ch\u00fang t\u00f4i \u0111\u01b0\u1ee3c hi\u1ec3u r\u1ecf h\u01a1n ho\u1ea1t \u0111\u1ed9ng c\u1ee7a Ng\u00f4i nh\u00e0 n\u00e0y v\u00e0 th\u1eadt s\u1ef1 kh\u00e2m ph\u1ee5c ngh\u1ecb l\u1ef1c v\u01b0\u01a1n l\u00ean c\u1ee7a c\u00e1c anh em khuy\u1ebft t\u1eadt \u1edf \u0111\u00e2y. Ch\u00fang t\u00f4i tham quan v\u00e0 giao l\u01b0u v\u1edbi c\u00e1c anh em n\u01a1i \u0111\u00e2y, r\u1ea5t vui v\u00ec ch\u00fang t\u00f4i ch\u1eb3ng nh\u1eadn th\u1ea5y m\u1ed9t s\u1ef1 b\u1ea5t m\u00e3n, m\u1ed9t s\u1ef1 n\u00e3n ch\u00ed hay bu\u1ed3n phi\u1ec1n t\u1eeb c\u00e1c anh em. Ng\u01b0\u1ee3c l\u1ea1i \u1edf h\u1ecd to\u00e1t l\u00ean s\u1ef1 t\u1ef1 tin, l\u1ea1c quan v\u00e0 y\u00eau \u0111\u1eddi. Trong s\u1ed1 h\u1ecd c\u00f3 kho\u1ea3ng 5 \u2013 6 ng\u01b0\u1eddi l\u00e0 ho\u1ea1 s\u1ef9, h\u1ecd h\u1ecdc c\u1ea7m c\u00e2y c\u1ecd tr\u00ean gh\u1ebf c\u1ee7a chi\u1ebfc xe l\u0103n g\u1eafn l\u1ec1n v\u1edbi cu\u1ed9c \u0111\u1eddi h\u1ecd. Nh\u1eefng b\u1ee9c tranh ngh\u1ec7 thu\u1eadt n\u00f3i l\u00ean nh\u1eefng kh\u00e1t v\u1ecdng, ni\u1ec1m tin v\u00e0o cu\u1ed9c s\u1ed1ng. Nh\u1eefng m\u00e0u s\u1eafc trong n\u00e9t c\u1ecd truy\u1ec1n t\u1ea3i nh\u1eefng \u01b0\u1edbc v\u1ecdng c\u1ee7a h\u1ecd \u0111\u1ebfn v\u1edbi cu\u1ed9c s\u1ed1ng.<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

<\/span><\/p>

\u201cM\u00f9a Xu\u00e2n \u1ea4m\u201d <\/span>l\u00e0 Ch\u01b0\u01a1ng tr\u00ecnh t\u1eeb thi\u1ec7n c\u1ee7a nh\u1eefng ng\u00e0y gi\u00e1p t\u1ebft v\u00e0 nh\u1eefng ng\u00e0y \u0111\u1ea7u n\u0103m \u0111ang \u0111\u01b0\u1ee3c tri\u1ec3n khai, nh\u00f3m \u201cV\u00f2ng Tay Nh\u00e2n \u00c1i\u201d <\/span>r\u1ea5t mong nh\u1eefng t\u1ea5m l\u00f2ng v\u00e0 b\u1ea1n b\u00e8 g\u1ea7n xa c\u00f9ng chung tay \u0111\u00f3ng g\u00f3p cho ng\u01b0\u1eddi gi\u00e0 neo \u0111\u01a1n, tr\u1ebb em m\u1ed3 c\u00f4i, khuy\u1ebft t\u1eadt, nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi c\u00f3 ho\u00e0n c\u1ea3nh kh\u00f3 kh\u0103n \u0111\u01b0\u1ee3c tr\u1ecdn v\u1eb9n ni\u1ec1m vui trong nh\u1eefng ng\u00e0y <\/span>tr\u01b0\u1edbc v\u00e0 sau T\u1ebft.<\/span><\/p>

<\/span><\/p>

Ch\u01b0\u01a1ng tr\u00ecnh b\u1eaft \u0111\u1ea7u ph\u00e1t \u0111\u1ed9ng t\u1eeb 28\/01\/2008 \u0111\u1ebfn 02\/03\/2008:<\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

300 ph\u1ea7n qu\u00e0 s\u1ebd \u0111\u01b0\u1ee3c mang \u0111\u1ebfn c\u00e1c trung t\u00e2m, c\u00e1c gia \u0111\u00ecnh c\u00f3 ho\u00e0n c\u1ea3nh kh\u00f3 kh\u0103n t\u1ea1i c\u00e1c qu\u1eadn, huy\u1ec7n trong th\u00e0nh ph\u1ed1.<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

\u00d8 <\/span><\/span><\/span>Ch\u00f9a B\u00ecnh An t\u1ea1i B7\/10 \u1ea4p 2, x\u00e3 T\u00e2n T\u1ea1o, B\u00ecnh Ch\u00e1nh<\/span><\/strong><\/p>

\u00d8 <\/span><\/span><\/span>M\u00e1i \u1ea4m Qu\u1eadn 8 <\/span>t\u1ea1i 73\/10 D\u01b0\u01a1ng B\u00e1 Tr\u1ea1c, P.1, Qu\u1eadn 8<\/span><\/strong><\/p>

\u00d8 <\/span><\/span><\/span>Ch\u00f9a T\u1eeb H\u1ea1nh t\u1ea1i B\u00ecnh T\u00e2n<\/span><\/strong><\/p>

\u00d8 <\/span><\/span><\/span>Nh\u00e0 may m\u1eafn t\u1ea1i 6\/17 KP4 T\u00e2n K\u1ef3 T\u00e2n Qu\u00fd, P. B\u00ecnh H\u01b0ng Ho\u00e0, B\u00ecnh T\u00e2n<\/span><\/strong><\/p>

\u00d8 * <\/span><\/span><\/span>Trung T\u00e2m Nh\u00e2n \u0110\u1ea1o Qu\u00ea H\u01b0\u01a1ng t\u1ea1i B\u00ecnh D\u01b0\u01a1ng<\/span><\/strong><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

M\u1ed7i ph\u1ea7n qu\u00e0 g\u1ed3m: B\u00e1nh ( k\u1eb9o), s\u1eefa \u0111\u1eb7c, m\u00ec g\u00f3i ( g\u1ea1o), l\u00ec x\u00ec \u0111\u1ea7u n\u0103m\u2026<\/font><\/span><\/p>

\"*\"<\/font> <\/span><\/span><\/span>Chi ph\u00ed d\u1ef1 t\u00ednh cho m\u1ed7i ph\u1ea7n qu\u00e0 50.000\u0111. <\/font><\/span><\/p>

\"*\"<\/font> <\/span><\/span><\/span>T\u1ed5 ch\u1ee9c vui ch\u01a1i v\u1edbi c\u00e1c em t\u1ea1i c\u00e1c m\u00e1i \u1ea5m nh\u00e2n d\u1ecbp xu\u00e2n v\u1ec1.( C\u1ea7n nh\u1eefng anh ch\u1ecb em c\u00f3 kh\u1ea3 n\u0103ng \u0111i\u1ec1u khi\u1ec3n sinh ho\u1ea1t t\u1eadp th\u1ec3)<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/em><\/strong><\/p>

T\u1ed5ng chi ph\u00ed d\u1ef1 t\u00ednh cho ch\u01b0\u01a1ng tr\u00ecnh: 300p x 50.000\u0111\/ph\u1ea7n = 15.000.000\u0111<\/font><\/span><\/em><\/strong><\/p>

<\/font><\/span><\/em><\/strong><\/p>

Ng\u00e0y th\u1ef1c hi\u1ec7n:<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

v<\/font> * <\/span><\/span><\/span>\u0110\u1ee3t 1: Chi\u1ec1u 02\/02\/2008 nh\u1eb1m ng\u00e0y 26.12 AL v\u00e0 ng\u00e0y 03\/02\/2008 <\/font><\/span><\/p>

v<\/font> * <\/span><\/span><\/span>\u0110\u1ee3t 2: Ng\u00e0y 02\/03\/2008 .<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

M\u1ecdi th\u00f4ng tin \u0111\u00f3ng g\u00f3p c\u1ee7a c\u00e1c m\u1ea1nh th\u01b0\u1eddng qu\u00e2n \u0111\u01b0\u1ee3c c\u1eadp nh\u1eadt th\u01b0\u1eddng xuy\u00ean.<\/strong><\/em><\/font><\/span><\/p>

<\/strong><\/em><\/font><\/span><\/p>

Chi ti\u1ebft li\u00ean h\u1ec7: Soc Kha: 0909.757.683, M\u1ef9 Di\u00ean:0907.255.348, Ch\u1ecb Thu\u1ef3 Linh:0909.096084<\/strong><\/em><\/font><\/span><\/p>

<\/strong><\/em><\/font><\/span><\/p>

<\/span>\u0110\u1eebng ng\u1ea1i g\u1ecdi cho ch\u00fang t\u00f4i nh\u00e9!<\/strong><\/em><\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

Th\u00e2n \u00e1i<\/font><\/span><\/em><\/p>

Nh\u00f3m \u201cV\u00f2ng Tay Nh\u00e2n \u00c1i\u201d<\/font><\/span><\/em><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

\u201cMang ni\u1ec1m vui \u0111\u1ebfn cho ng\u01b0\u1eddi kh\u00e1c l\u00e0 mang ni\u1ec1m vui \u0111\u1ebfn cho m\u00ecnh\u201d<\/span><\/em><\/strong><\/p>

<\/span><\/em><\/strong><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

<\/font><\/span><\/p>

Ch\u00fang t\u00f4i mong r\u1eb1ng, t\u1ea5t c\u1ea3 c\u00e1c b\u1ea1n c\u0169ng nh\u01b0 ch\u00fang t\u00f4i \u0111\u00e2y mong gi\u00fap cho th\u1eadt nhi\u1ec1u, th\u1eadt nhi\u1ec1u nh\u1eefng cu\u1ed9c \u0111\u1eddi b\u1ea5t h\u1ea1nh, nhi\u1ec1u ho\u00e0n c\u1ea3nh \u0111\u1eb7c bi\u1ec7t c\u1ea7n s\u1ef1 quan t\u00e2m c\u1ee7a ch\u00fang ta v\u00e0 c\u1ee7a x\u00e3 h\u1ed9i.<\/font><\/span><\/p>

M\u1ecdi th\u00f4ng tin c\u1eadp nh\u1eadt v\u1ec1 vi\u1ec7c \u1ee7ng h\u1ed9 c\u1ee7a c\u00e1c Qu\u00fd v\u1ecb \u00e2n nh\u00e2n \u0111\u01b0\u1ee3c c\u1eadp nh\u1eadt t\u1ea1i: Vong tay nhan ai<\/strong><\/font><\/a><\/font><\/font><\/font><\/span><\/font><\/span><\/span><\/font><\/span><\/p>

<\/span><\/font><\/span>Xin ch\u00e2n th\u00e0nh c\u1ea3m \u01a1n Qu\u00fd \u00e2n nh\u00e2n \u0111\u00e3 r\u1ea5t nhi\u1ec7t t\u00ecnh \u1ee7ng h\u1ed9 \u0111\u1ee7 s\u1ed1 l\u01b0\u1ee3ng ph\u1ea7n qu\u00e0 cho \u0111\u1ee3t quy\u00ean g\u00f3p n\u00e0y.<\/span>

<\/font>Nh\u00f3m VTNA hy v\u1ecdng ti\u1ebfp t\u1ee5c nh\u1eadn \u0111\u01b0\u1ee3c s\u1ef1 \u1ee7ng h\u1ed9 c\u1ee7a Qu\u00fd \u00e2n nh\u00e2n trong c\u00e1c \u0111\u1ee3t v\u1eadn \u0111\u1ed9ng quy\u00ean g\u00f3p t\u1eeb thi\u1ec7n n\u0103m m\u1edbi M\u1eadu T\u00fd!<\/font><\/span><\/font><\/font><\/span><\/font><\/span><\/p> <\/font><\/font><\/font>

K\u00ednh ch\u00fac Qu\u00fd v\u1ecb m\u1ed9t n\u0103m m\u1edbi B\u00ecnh An, Th\u1ecbnh V\u01b0\u1ee3ng, v\u00e0 H\u1ea1nh Ph\u00fac.<\/font><\/font><\/font><\/font><\/span><\/p> <\/font><\/font><\/font>

********
Chi\u1ec1u th\u1ee9 B\u1ea3y, 02\/02\/2008<\/strong> s\u1ebd t\u1eadp trung tr\u01b0\u1edbc si\u00eau th\u1ecb CMC (79B L\u00fd Th\u01b0\u1eddng Ki\u1ec7t, P.8, Q.TB) v\u00e0 xu\u1ea5t ph\u00e1t l\u00fac 5 gi\u1edd<\/strong>. Nh\u00f3m s\u1ebd gh\u00e9 m\u00e1i \u1ea5m Hoa H\u01b0\u1edbng D\u01b0\u01a1ng, sau \u0111\u00f3 \u0111i ti\u1ebfp \u0111\u1ebfn m\u00e1i \u1ea5m Qu\u1eadn 8.
V\u00ec \u0111o\u1ea1n \u0111\u01b0\u1eddng xa v\u00e0 \u0111\u00f4ng xe c\u1ed9, c\u00f9ng v\u1edbi vi\u1ec7c v\u1eadn chuy\u1ec3n nhi\u1ec1u ph\u1ea7n qu\u00e0 c\u1ed3ng k\u1ec1nh, qu\u00fd v\u1ecb \u0111\u00e3 \u0111\u0103ng k\u00fd tham gia chuy\u1ebfn \u0111i chi\u1ec1u th\u1ee9 B\u1ea3y xin vui l\u00f2ng thu x\u1ebfp \u0111\u1ec3 \u0111\u1ebfn \u0111i\u1ec3m t\u1eadp trung \u0111\u00fang gi\u1edd. Xin c\u1ea3m \u01a1n.<\/font><\/font><\/font><\/font><\/span><\/p> <\/font><\/font><\/font>

********
S\u00e1ng Ch\u1ee7 Nh\u1eadt, 03\/02\/2008<\/strong> s\u1ebd t\u1eadp trung tr\u01b0\u1edbc si\u00eau th\u1ecb CMC (79B L\u00fd Th\u01b0\u1eddng Ki\u1ec7t, P.8, Q.TB) v\u00e0 xu\u1ea5t ph\u00e1t l\u00fac 8 gi\u1edd 30<\/strong>. Nh\u00f3m s\u1ebd gh\u00e9 ch\u00f9a T\u1eeb H\u1ea1nh t\u1ed5 ch\u1ee9c sinh ho\u1ea1t c\u00f9ng c\u00e1c b\u00e9 v\u00e0 t\u1eb7ng qu\u00e0 + l\u00ec x\u00ec T\u1ebft. Tr\u01b0a \u0111i ti\u1ebfp \u0111\u1ebfn ch\u00f9a B\u00ecnh An v\u00e0 \u0103n c\u01a1m chay t\u1ea1i ch\u00f9a. Ngh\u1ec9 ng\u01a1i \u0111\u1ee3i c\u00e1c b\u00e9 v\u00e0 c\u00e1c c\u1ee5 ng\u1ee7 tr\u01b0a d\u1eady, th\u0103m h\u1ecfi t\u1eb7ng qu\u00e0 + l\u00ec x\u00ec T\u1ebft cho c\u00e1c b\u00e9 v\u00e0 c\u00e1c c\u1ee5, t\u1ed5 ch\u1ee9c sinh ho\u1ea1t vui ch\u01a1i c\u00f9ng c\u00e1c b\u00e9.<\/font><\/font><\/font><\/font><\/span><\/span><\/p><\/div><\/embed><\/di");To view this multimedia content, please enable Javascript.v>

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2008

CHỮ T...Entry for January 24, 2008

Hồi còn nhỏ, thầy cầm tay con nắn nót một chữ T. Thầy bảo đó là dáng mẹ đang gánh nước - đôi gánh nước đã cùng con vào đời!

Rồi lớn lên, con biết nhiều hơn những chữ T xinh xắn. Nhưng chính những chữ T mà thầy dạy ngày trước mới là cái mà con lưu giữ suốt cuộc đời…

Thầy dạy con chữ T của lòng Tận Tụy, của những đêm thầy thức thật khuya bên giáo án, bên những bài kiểm tra của lũ trò nét chữ còn ngờ nghệch, chỉ mong ngày mai có thể giảng giải đầy đủ những lỗi sai của tụi nó…

Thầy cho con chữ T của Trí Tuệ, của những kiến thức tuyệt vời mà thầy đã miệt mài giảng dạy. Thầy không quá cao siêu, thầy chả là bác học, càng không phải vĩ nhân, nhưng thầy đã cho tụi con một nền tảng cần thiết, rồi từ đó chúng con thỏa mình bay đi ngàn phương…

Thầy cho chữ T của Trí Tuệ, nhưng hơn thế nữa, thầy còn tặng tụi con chữ T của cái Tâm - chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Chữ Tâm để tụi con khắc cốt cách làm người, đạo đức của một con người… Chữ Tâm của sự hy sinh cao cả, của cống hiến, và của cách đối xử giữa người và người với nhau…

Rồi khi con trưởng thành, quay về thăm thầy, thầy dạy thêm cho con chữ Tiền, của thế nào là sạch, là nhơ. Của cái mình đáng nhận và cái mình không thể nào nhận.

Thầy chỉ cho con thấy chữ Tình - không phải là cầm tay con viết như ngày xưa nữa. Thầy muốn con va vấp để con biết Tình người quan trọng như thế nào. Thầy muốn con đau vì Tình yêu để con biết quí trọng cảm xúc chính bản thân mình…

Và cứ thế, từ chữ T ngày nào thầy viết bằng phấn trắng trên bảng đen, đến những chữ T của hôm nay - khi mà thầy phải dùng cả cuộc đời mình để tóm lại cho con một bài học, thầy vẫn miệt mài truyền dạy cho con điều hay lẽ phải…

Người ta ví sự miệt mài ấy như con đò chở khách qua sông. Người ta “đếm” sự hy sinh nghề nghiệp ấy bằng bụi phấn. Còn con, con nhớ về Thầy - về chữ T của những chữ T ấy - đơn giản vì nó không viết bằng phấn trắng, cũng không khắc vào bia đá trăm năm, mà chỉ vì nó đã nằm sâu trong tim con, rồi theo hoài, theo mãi, Thầy ơi…

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2008

Ký sự...! Entry for January 23, 2008

Sau một tuần nghỉ xả hơi, nó có một chuyến lên Tây Nguyên và được về Quảng Nam thân thương của nó sau 7 năm xa cách. Chuyến đi với nó nhiều kỷ niệm, nó nhận thấy nhiều thứ mà trước đây nó không thấy được nơi phố thị náo nhiệt này. Chuyến xe bắt đầu lăn bánh lúc 9.30 tối thứ 7, sau 7 tiếng đồng hồ nó có mặt tại thành phố BMT. Tới nơi trời vẫn chưa sáng, cái lạnh làm nó không chịu được nên đành trốn mọi người chui vào phòng quấn chăn để tìm chút ấm từ miền Nam. Đánh một giấc dài tới tận 8 giờ sáng, ăn uống xong nó cùng mọi người lên xe tới vùng dân tộc gần đó. Nó thích đi cho biết, cho thấm thía cái lạnh Tây Nguyên, mọi người theo ý nó, nó cứng đầu lắm. Lướt qua những nơi nó đến, nó dừng chân tại một rẫy cà phê của người thân, nó có dip tiếp chuyện với người dân tộc nơi đây. Nó bắt đầu nhìn thấy sự khó khăn và thiếu thốn, nó băn khoăn, trăn trở. Tiếp cận với họ, nó như hiểu hơn cuộc sống thiếu thốn ấy, nó nghĩ :”Sao người ta không giống như người kinh mình nhỉ? Không chịu khó làm ăn, không biết tiết kiệm trong sinh hoạt…”. Không phải họ thiếu thốn là do nghèo khổ, thật ra họ không đến mức nghèo như nó tưởng, mà là do sự thiếu hiểu biết, thiếu suy nghĩ, hay nói đúng hơn là họ không biết con chữ. Ngồi tâm sự cùng họ, nó biết nhiều hơn quan điểm sống của họ, họ không dành dụm, suy nghĩ của họ là: “Có thì ăn cho sướng, làm chi cho mệt”. Chính vì vậy mà cuộc sống của họ quanh năm nghèo khó. Giúp họ tạo dựng kinh tế, chính quyền mua Dê cho họ nuôi thì họ lại ăn thịt, phát tiền mua phân trồng cây thì họ nói rằng: “Để ăn sướng hơn”, “bán đất mua xe đi cho sướng”… Bao nhiêu mới đủ, bao nhiêu cho vừa một khi họ không biết tạo dựng cuộc sống. Ngồi lắng nghe một người kể chuyện bị CSGT bắt mà nó nữa cười nữa phân vân. Chuyện là thế này: Anh ta mua được một chiếc xe máy, hí hững chạy xuống phố chơi cùng với 2 người bạn khác ( chạy xe cũng xiềng lắm), không đội nón BH, xe lại tống 3, CSGT thổi lại, anh ta cũng dừng lại và hỏi lý do:

- DT: Tại sao lại bắt tui dừng lại.

- CS: Anh phạm lỗi, quy định là một xe không được chở 3 ngừơi và những ai ngồi trên xe máy phải đội nón BH

- DT: Ơ hay, tui không biết, khi tui mua xe này thì người ta nói rằng xe này chở được tới 4 người lận, tui mới chở có 3 người mà phạt tui. Nón tui cũng có đội mà ( nón vải)…

Thế là CSGT đành tốn một thời gian để giải trình cho anh ta hiểu. Thế đấy, họ không hiểu được, không ý thức được thì làm sao cuộc sống của họ ổn định được. Họ chỉ biết ngày hôm nay, không biết ngày mai. Tiền cứu trợ cứ ào ạt cho họ nhưng mà không ai có thể khắc phục được tình trạng thiếu văn hóa, thiếu con chữ nơi đây. Làm sao để họ ý thức được, nó vẫn luôn trăn trở.

Rời BMT nơi Tây Nguyên lạnh giá, nó lên xe về với Quảng Nam quê nó, nơi mà 7 năm qua nó không về. Tới nơi nó thấu hiểu tình cảm người dân quê nhà, nó xúc động lắm. Về quê 3 ngày với nó vẫn chưa thấm vào đâu, nó muốn thêm vài ngày nữa nhưng công việc không cho phép. Nơi đây nó đã lớn lên, nuôi nó khôn lớn và trưởng thành như ngày hôm nay. Nhưng nó chưa làm được gì, nó muốn tới trường học làng nó ở thăm các em, nó muốn giúp đở các em phần nào, nó muốn cùng dân làng quê nó mở rộng chiếc cầu qua sông, nơi mà hằng năm có vài người qua đây mất tích…Nó sẽ làm điều đó, nó nhờ một vài người thân tìm hiểu và triển khai kế hoạch cùng nó. Nó cũng đã tới thăm một gia đình nghèo và cũng chính là gia đình của một học trò mà Cô Giáo củ của nó chủ nhiệm. Có lẻ có một thời nó khó khăn nên nó hiểu được cuộc sống thiếu thốn của các em. Nó sẽ cùng cô giáo nó, người thân của nó chắp cánh, động viên các em bay cao, bay xa hơn để thoát khỏi cái nghèo quanh năm của quê mình. Một làng quê quanh năm gánh chịu các thiên tai của thiên nhiên, hết hạn hán tới lũ lụt, hết thiên tai này tới thiên tai khác…Chuyến về quê lần này với nó nhiều kỷ niệm, nó gặp người thương yêu nó, nó gặp lại bà con, bạn bè sau bao năm xa cách. Họ cho nó thêm chút tin yêu, họ cho nó thêm chút ấm áp giữa mùa đông lạnh giá, họ cho nó thêm niềm tin: “rằng cuộc sống này còn có những tấm lòng, tình cảm con người là vô hạn, hãy trang trãi yêu thương với những gì ta có thể”.

Nhớ Ba Ngày trở về!

Lạnh lẻo làm sao lúc trở về

Không còn thấy Bố ở vùng quê

Nhìn vừng trăng bạc mây che khuất

Nhìn mái tranh lam khói bốn bề

Ngọn cỏ lá rau sầu não ruột

Ao hồ mương rảnh thảm lê thê

Khung trời nhuộm tím màu thương nhớ

Cảnh vật điều hiu luống não nề.

Ps: Hình ảnh chụp xong bỏ lại nhà hết nên không post lên cho mọi người cùng xem được, hư thật đúng không.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2008

NƠI HỘI NGỘ NHỮNG TẤM LÒNG! Entry for January 22, 2008

Bài viết của Blogger: Thanh Nguyen

Café YLife & cuộc hội ngộ của những tấm lòng
Café YLife & cuộc hội ngộ của những tấm lòng magnify

Tôi trở về nhà lúc 11h tối, ăn tối vội vàng và ngồi vào máy tải những tấm hình trong chiếc Canon ra. Với dư âm còn đọng lại của buổi tối hôm nay, tôi muốn làm ngay một phóng sự ảnh nho nhỏ về cuộc hội ngộ với những người bạn có tấm lòng nhân ái, đang hoạt động trong các đội, nhóm từ thiện, xã hội tôi vừa gặp tối nay tại quán café sách từ thiện YLife - 345/1 Nguyễn Đình Chiểu, P5, Q3 nhân dịp quán chính thức đi vào hoạt động.

27

Quán nằm khiêm tốn trong một hẻm nhỏ, nhưng khá dễ tìm trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Quán được thành lập nhờ vào sáng kiến của Ngọc "Úc" (du học sinh Úc), Cương và một người bạn của Ngọc. Quán có diện tích khiêm tốn như một thư phòng với 2 bức vách là các kệ sách, và 1 bên vách treo các tranh do các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở trường dạy nghề Thăng Long vẽ. Mọi người quây quần ấm cúng bên những chiếc bàn nho nhỏ, ngồi bệt xuống sàn theo phong cách Nhật (cũng là để tiết kiệm chi phí và diện tích???).

18

Từ những món đồ chơi nho nhỏ, ngộ nghĩnh... cho đến chiếc máy lạnh trong quán đều là hàng được tặng.

21

Trọng tâm chính của cuộc hội ngộ hôm nay là phần giới thiệu, gắn kết các nhóm hoạt động từ thiện, xã hội trong thành phố và phần bán đấu giá tranh gây quỹ từ thiện.

3

26

Cô Oanh - Hiệu trưởng trường Thăng Long đang trò chuyện với các bạn.

31

1. Giới thiệu về "Cafe sách từ thiện" YLife:

Qua các Slide được trình bày bởi Ngọc "Úc" và Cương...

52

8

57

54.

58

55

Anh Dũng - phụ trách phần thiết kế quán

28

Các cô phục vụ xinh đẹp...

2

Đến "bà" quản lý duyên dáng... (Cô Hoàng)

29

Điều gì khiến anh Thuần và cha Uy cười "hở mười cái răng" thế nhẩy???

10

2. Giới thiệu về nhóm Ước mơ xanh:

Anh Đăng - nhóm ƯMX - người đã phụ giúp các bạn Ngọc, Cương... trong việc thành lập quán - giới thiệu về Nhóm.

33

22

59

11

3. Giới thiệu về nhóm Sức trẻ:

Hoạt động chính của Nhóm là "Bữa cơm nhân ái" - được tổ chức định kỳ mỗi tháng. "Bữa cơm nhân ái" được tổ chức tại các nhà mở hoặc các địa điểm công cộng phục vụ người già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn. Nhóm được thành lập từ tháng 04/2007. Hôm nay Nhóm vừa trở về từ chuyến đi từ thiện tại Cần Giờ trong ngày với tên gọi "Xuân chia xẻ niềm vui" nên khá thấm mệt.

Với màu áo đỏ tượng trưng cho "sức trẻ", các thành viên đại diện của nhóm gồm 3 cô gái là SV năm 3 ĐH Ngoại thương và 1 chàng trai ĐH Marketing... Ái chà, toàn dân "Ngoại", tự hào quá. Nhìn các em rạng rỡ, năng động, tôi muốn kêu to "Chị cũng là dân "Ngoại"... haha..."

19

4. Giới thiệu về nhóm Bảo vệ sự sống và nhóm Fiat của cha Quang Uy - Dòng Chúa cứu thế (Kỳ Đồng, Q3)

7:45 Cha Uy xuất hiện cùng với các bạn Fiaters. Cha vừa nhận được tin báo tham dự buổi tối nay vào lúc 6h chiều. Với vẻ mộc mạc quen thuộc, Cha bảo "...Tôi rất mừng, mặc dù đang mệt nhưng cũng sắp xếp tham dự". Hiện, Cha đang là "thủ lĩnh" của 2 nhóm: Nhóm Bảo vệ sự sống (BVSS) và nhóm Fiaters.

Nhóm Fiaters gồm tất cả các bạn yêu thích công tác xã hội, giao lưu... không phân biệt tôn giáo, độ tuổi... Nhóm thường có những buổi offline vào sáng Chủ Nhật. Kế hoạch gặp mặt được thông báo trên blog của Cha.

Nhóm BVSS của Cha được thành lập nhằm mục đích tuyên truyền, vận động chống hành động nạo phá thai ở phụ nữ. Nhóm BVSS Sài Gòn được thành lập vào ngày 27/9/2005, đến nay đã "bảo vệ được sự sống" của 700 hài nhi. Mạng lưới BVSS còn hoạt động rộng khắp các tỉnh thành: Huế, Pleiku, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuộc...

5

6

7

5. Giới thiệu về nhóm Từ Thiện Minh Tâm:

Có lẽ là nhóm có lực lượng hùng hậu nhất cả về số thành viên thường xuyên và nguồn tài trợ, được thành lập từ tháng 09/2006, đến nay TTMT đã kêu gọi được hơn 700 triệu đồng cho công tác từ thiện của Hội. Tháng 08/2007, TTMT được công nhận là Chi hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Minh Tâm trực thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tp.HCM. Thế mạnh của Hội là Y tế: khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho người nghèo.

Không dấu nổi vẻ tự hào, anh Thuần - "cha đẻ" của TTMT giới thiệu về bộ máy của TTMT được phân bổ khá hợp lý và chuyên nghịêp, gồm: Ban Thông tin, Ban Kế hoạch tổng hợp, Ban Y tế, Ban cứu trợ, Ban Cầu đường, Ban Thiếu nhi, và mới thành lập là Ban Khuyến học và Ban Quan hệ cộng đồng

.

32

TTMT với tiêu chí hoạt động: kịp thời, trực tiếp, tìm đến đúng người cần giúp đỡ đã tạo nên một "thương hiệu" riêng. Các hoạt động gần đây của TTMT là: viếng thăm và cứu trợ các gia đình có thân nhân tử nạn trong vụ sập cầu Cần Thơ (2 đợt), thăm và cứu trợ các gia đình khó khăn ở Quảng Trị, Quảng Nam... trong vụ lũ lụt lịch sử vừa qua, thăm các em mồ côi tại Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (Bình Dương)... và sắp tới (tháng 02/2008) sẽ thực hiện chuyến từ thiện đầu năm 2008 tại một huyện miền núi Lâm Đồng là Đạ Hoai.

Khi được hỏi "Bạn nào đã từng tham gia cùng TTMT", những cánh tay giơ lên đầy hồ hởi, trong đó có cả Cha Fiat Quang Uy nhưng Cha ngồi bên góc phải, ống kính tôi không thu hết được

.

12

6. Đấu giá tranh gây quỹ từ thiện:

Đây là phần gay cấn và náo động nhất buổi tối hôm nay, thành công ngoài mức mong đợi... Giá mỗi bức tranh chênh lệch bao nhiêu so với giá khởi điểm ban đầu? Ai là chủ nhân của 5 bức tranh được đấu giá? A.Thuần và cha Uy "chơi" nhau như thế nào? Thanh Nguyễn và Ngọc "Úc" đã mất tiền oan uổng ra sao? Mời các bạn đọc tiếp...

Đây là 5 bức tranh được đấu giá với giá khởi điểm ban đầu là 200k, bước nhảy tối thiểu 20k.

15

Cô Hoàng - quản lý quán đang giới thiệu sơ qua các bức tranh và tác giả của nó

13

Cương chạy vào bếp xách ra cái chảo và cái vá... Làm chủ xị cuộc đấu giá...

14

Mọi người vỗ tay tán thưởng khi những bức tranh đầu tiên - bức tranh "Được đến trường" có chủ với giá 320k.

39

Không khí bắt đầu trở nên sôi động từ bức thứ 2. Đã có lúc trọng tài Cương múa chảo kích động quần chúng như thế này đây.

35

Theo thể lệ cuộc chơi (được góp ý bởi Cha Uy) là: Những người bỏ giá cao hơn giá khởi điểm ban đầu mà đến phút cuối vẫn không mua được tranh thì vẫn phải "đóng sở hụi" phần mình đã bỏ giá.

Cả Thanh Nguyễn và Ngọc "Úc" đều thích tấm "Bay cùng ông già Noel" - là tấm có màu sắc tươi tắn nhất trong 5 tấm. Khi tấm này leo đến 300k thì chỉ có Thanh Nguyễn và Ngọc "Úc" đấu nhau.

36

Chốc chốc Cương quay qua hỏi thủ quỹ xem nếu người chơi bỏ cuộc giữa chừng, không mua được tranh mà vẫn mất bao nhiêu làm bà con càng có cớ "châm dầu vào lửa".

60

Anh Thuần khích tướng "gà nhà": "Thanh Nguyễn đã chơi là chơi đến cùng, không bỏ cuộc giữa đường, các bạn cứ tiếp tục bỏ giá đi", nhưng khi thấy bức tranh đã vượt quá mức "stop loss" của mình là 500k nên TN quyết định dừng lại, nhăm nhe tấm "Mùa gặt" đấu giá sau.

Cũng vì cái luật này mà Thanh Nguyễn đã mất 100k và Ngọc "Úc" mất 120k vẫn không mua được bức tranh đó. Phút cuối một anh chàng nhảy vào ẵm trọn, hình như tấm đó cuối cùng được bán với giá 550-570k thì phải. Mọi người vỗ tay reo hò..

.

38

Đến bức "Cúng đình", lại lọt vào tay anh chàng nọ, hình như tên Quân hay Quang gì đó. Giá bao nhiêu không nhớ rõ, chỉ chắc một điều là không dưới 400k.

Đến bức "Mùa gặt", TN nhăm nhe vào phút chót, lúc bức này lên đến 400k, thấy tình hình im ắng, TN nhờ một chị bạn bỏ giá 420k hộ. Nhưng giá vẫn không dừng lại, tiếp tục leo thang và không khí trở nên nóng bỏng hơn khi Cha Uy nhảy vào cuộc bỏ giá 480k. Rồi 500k - 520k - 540k (Cha tự nâng giá mới ghê.. hehe..)... Luật mới nảy sinh: Người nào đấu đến giá trên 700k sẽ được tặng 1 bức còn lại - "Đón trung thu". Lần này anh Thuần nhảy vào cuộc và chơi trò "cân não" với Cha. Hai người đấu - đấu - đấu, khích (tướng) - khích - khích nhau, cuối cùng bức tranh "Mùa gặt" leo lên giá... giá... giá bao nhiêu đọc tiếp sẽ biết.

Đã có lúc căng thẳng như thế này đây... Cha thì cười, anh Thuần thì suy tư...

62

Anh Thuần thì ngồi...

42

Cha thì đứng...

64

Cương thì xếp chảo...

63

Cha Uy quyết định đánh cú chót. 800k !!! Không khí vỡ oà. Khặc khặc khặc... ack ack ack... hí hí hí... hố hố hố... Hoan hô tinh thần chiến đấu bất khuất, ý chí đấu tranh kiên cường của Cha... Hehehe...

65

Nhìn xem, Cha đang "móc hầu bao" cú chót mà mắt vẫn cưới tít mít

66

Cương thì dzã man hơn, cười như con "đười...". Hahaha...

44

Cha đã làm một nghĩa cử đẹp, tặng lại bức "Đón trung thu" cho anh Thuần hoặc Ngọc "Úc" với điều kiện 2 người oẳn tù tì 3 lần, người nào hơn sẽ được.

45

Và kết quả anh Thuần với 2 lần đều thắng...

46

Tổng kết, tiền bán tranh thu được của ngày hôm ấy gần 2 triệu đồng, được gửi lại toàn bộ cho trường Thăng Long, tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nơi đây.

Hoa đã có chủ...

Chị Xuân với bức "Được đến trường"

34

Cha Uy với bức "Mùa gặt"

56

Anh Thuần với "món quà" "Đón trung thu"

47

Anh Quân (hay Quang???) với 2 bức "Bay cùng ông già Noel" và "Cúng đình"

48

Đoạn kết có hậu

Ngoài bức tranh đấu giá, Cha còn mua thêm 1 bức này nữa. Mắt thẩm mĩ của Cha tinh ghê, TN cũng thích tấm này, và đi vòng vòng tìm xem có tấm nào tương tự nhưng không có.

40

Vợ chồng anh Thuần - chị Sương mua thêm 1 bức nữa

68

Thanh Nguyễn với bức tranh được tặng nhân dịp Xuân về. Cám ơn "mạnh thường quân"

17

Thùy Dương cũng chọn 1 bức tranh Tết...

67

Chụp 1 bức hình làm kỷ niệm nào...

20

30s dành cho quảng cáo...

50

69

51

Trong thành phố này, nếu bạn cần một nơi yên tĩnh, ấm cúng, thân thiện để đọc sách, suy tư, trò chuyện, kết bạn... và làm một điều gì đó có ý nghĩa, hãy nhớ đến YLife.